Thế mới phải nhẽ!
![]() |
Dậu Tuất phiếm đàm |
![]() |
Đúng là kỳ tích! |
![]() |
Năm nào cũng 100% |
- Bình thường mà bác. Năm ngoái Sầm Sơn đã có chiếc bánh dày nặng hơn 2 tấn dâng lên Đền Độc Cước (Sầm Sơn). Vậy thì lẽ gì dâng lên Đền Hùng mà lại không là 3 tấn.
- Nói như chú thì tớ hỏi làm gì. Vấn đề là có cần thiết phải như thế không. Tớ thấy nhiều ý kiến cho rằng Tổ tiên chả ai thích trò này cả, mà những người có ý tưởng này, đâu chỉ là thành kính mà chủ yếu là muốn phô trương.
- Bác nói đến phô trương em mới nhớ ra đấy trước đây đã có chuyện bánh chưng khủng, lon bia, cốc cà phê…khủng dâng lên Quốc tổ, nghe đâu khen thì ít mà chê thì nhiều.
- Theo tớ biết thì, ngày xưa cha ông dâng cúng tổ tiên bằng những loại bánh trái có hình dạng, kích thước bình thường. Chỉ có khoảng chục năm trở lại đây, mới có “trào lưu” lập kỷ lục và dâng cúng bánh “khủng” lên Quốc tổ.
- Em lại nhớ ra rồi, cái “trào lưu” này được dư luận đánh giá là những việc làm thể hiện tư duy đua đòi, thích lập kỷ lục, và thích khoa trương trong dịp Quốc lễ, đã bị phê phán, chỉ trích gay gắt. Trước hết là cách làm phô trương, nặng về hình thức, trong khi triết lý của cha ông là “lễ bạc lòng thành”, không quan trọng ở lễ vật, mà chú trọng về thành tâm.
- Chú nhớ như thế, vậy còn coi việc đề xuất của anh Sầm Sơn dâng Quốc tổ bánh dày nặng 3 tấn là bình thường không?
- Không bình thường bác ạ, bởi em lại nhớ năm 2016, trước thông tin Công viên văn hóa Đầm Sen sẽ dâng bánh chưng khổng lồ dịp giỗ Tổ, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nói: “Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mỹ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương”.
- Rõ như ban ngày thế rồi, sao anh Thanh Hóa không trả lời phắt anh Sầm Sơn là không đồng ý còn do dự nghiên cứu gì nữa nhỉ.
- Khổ, vẫn thích phô trương bác ạ, hay nói cách khác, việc làm những cái bánh “khủng”, chai bia “khủng”... không phải chứng minh chúng ta đã giàu có, sung túc hay có tiến bộ về khoa học, công nghệ, mà chỉ là để thể hiện tư duy thích “chơi trội”.
- Bao nhiêu cái xấu xí, cái lãng phí bắt nguồn từ sự “chơi trội” mà sao sự “chơi trội” vẫn lan tỏa như một thứ bệnh dịch. Nói đơn giản, nếu chú đến một nghĩa trang nào đó sẽ bắt gặp vô khối những ngôi mộ, những lăng tẩm “hoành tráng” chả giống ai. Nhà nhà đua nhau xây mộ thật lớn, cứ như phải to thế mới thể hiện được lòng hiếu thảo với những người đã khuất.
- Còn chuyện tốn kém, lãng phí nữa. Dĩ nhiên, kinh phí dành cho việc dâng bánh “khủng” không phải là quá lớn. Nhưng điều đáng nói là việc làm ấy đã khơi mào cho thói đua đòi theo hư danh, hình thức, lãng phí trong lễ hội quan trọng của quốc gia, trong khi chúng ta đang phát động ý thức cần kiệm, sự thành tâm, chân thật, nhân văn.
- Tớ rất tán đồng với ý kiến của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc: Nếu làm xong bỏ đi thì đó là một sự cực kỳ lãng phí, còn nếu làm để chia lộc thì làm sao chia nổi khi chúng ta còn chứng kiến những cảnh tranh cướp nhau như thế.
Một vấn đề khác nữa là cái này liệu có bảo đảm an toàn thực phẩm không. Hay cuối cùng lại chỉ là một chiêu quảng cáo thôi? Tôi tin rằng, tổ tiên chẳng ai thích trò này cả. Nếu làm rất nhiều bánh giầy nhỏ chia cho những người nghèo hoặc các em học sinh đang thiếu ăn ở vùng sâu - vùng xa có khi tổ tiên lại phù hộ cho"
- Quá đúng. Em lại nhớ ra, nhiều ý kiến cho rằng: Nếu có lòng thành và muốn lập công dâng lên Quốc tổ, hãy lập kỷ lục trong lao động, học tập, trong quản lý và điều hành xã hội, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, lập thành tích “khủng” trong giáo dục, y tế, văn hóa – thể thao… thế mới xứng danh con Rồng, cháu Tiên.
- Thế mới phải nhẽ!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”
Tin khác

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Bình luận 19/02/2025 15:49

GDP và đời sống nhân dân
Bình luận 18/02/2025 10:30

Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông
Thời sự 14/02/2025 06:02