Cựu tù nhân Phú Quốc về làng bốc thuốc chữa bệnh
Thầy thuốc trẻ Việt Nam chung tay góp sức vì cộng đồng | |
Người sở hữu bài thuốc Nam trị tiểu đường nức tiếng ở Hòa Bình |
Những trận đòn sinh tử
Trong căn nhà cấp bốn khiêm tốn nằm heo hút ở thôn Tân Tiến, thương binh Trương Văn Thể kể lại: Năm 1967, ông xung phong lên đường gia nhập quân ngũ để được vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Đầu tiên huấn luyện ở C404, K10, thuộc Phân khu 1(Sài Gòn –Gia Định).
Trong quá trình chiến đấu, ông Thể bị thương và được đưa ra Đoàn 125(Quân khu Tả Ngạn) để điều trị và an dưỡng. Ngày 14/10/1969, trong khi đang điều trị ở đây thì ông Thể và một số đồng chí của ta bị kẻ phản động chỉ điểm, sau đó địch vây bắt và đưa thẳng vào Biên Hòa, rồi chuyển ra đảo Phú Quốc giam giữ ở phân khu C4.
Ông Thể đang cho biết danh sách các bệnh nhân |
Tại đây, ông Thể cùng các đồng đội khác bị nhốt và bỏ đói tới 11 ngày. Sau đó là những trận đòn tra tấn dã man suốt 46 ngày đêm, nhưng ông Thể nhất quyết không khai. Địch phải dùng tra tấn điện, đấm, đá, treo ngược xà nhà(màn tra tấn này chúng gọi là “cho đi máy bay”); rồi đánh vào các gan bàn chân, bàn tay.
Sau những màn tra tấn dã man đó, thấy ông Thể và các đồng đội nhất quyết không khai, địch lại chuyển sang màn tra tấn khác có tên gọi là “cho đi tàu thủy”. Có nghĩa là bọn chúng tống người vào thùng phi đựng nước, sau đó đậy lại và dùng dùi cui đánh bên ngoài. Màn tra tấn độc ác kiểu này của bọn chúng đã làm cho ông Thể cũng như một số chiến sỹ của ta bị chảy máu miệng, máu mũi; rồi các lỗ chân lông bị rớm máu. Chưa thỏa những màn tra tấn cực hình này, bọn chúng lại bắt ông để trói vào ghế băng, dùng xô nước xà phòng đổ lên người xối xả. Do bị ngạt nên ai bị tra tấn kiểu này đều bị uống no nước, bọn chúng lại dùng chân đạp vào ngực, vào bụng cho trào ra.
Vị thuốc gia truyền của gia đình ông Thể chữa trị cho người bệnh. |
Nhớ lại những ngày tù đày trên đảo Phú Quốc ngày ấy, ông Thể vẫn chưa hết rợn người khi kể lại, nửa đêm anh em đang ngủ, địch cho lính vào kiểm tra, sau đó đưa đi tháo từng chiếc răng, máu me be bét, rồi tiếp tục đánh ngất lịm. Chúng còn gài thép gai để nhốt anh em vào trong, một điểm như vậy bị nhốt 3 người, nếu 2 người được nằm thì 1 người phải ngồi. Cứ thế hết ngày này qua ngày khác, mỗi giờ chỉ được cho ăn một nắm cơm trắng.
Sau gần 4 năm bị tù đày trên đảo Phú Quốc, đến ngày 17/3/1973 thì ông Thể được địch thả ra.
“Người thầy thuốc” thương binh
Sống sót trở về, người thương binh vẫn không lúc nào nghỉ ngơi. Đầu tiên là tham gia đội thiết kế cầu đường của Công ty Liên hiệp Sông Hiếu. Được một thời gian, ông chuyển qua Lâm trường 61 ở huyện Qùy Châu (Nghệ An). Năm 1983, ông xin nghỉ việc để về nhà làm Chủ tịch Hội chiến sỹ bị địch bắt tù đày huyện Qùy Hợp và kiêm thêm nghề bốc thuốc chữa trị cho người bệnh ở nông thôn.
Thuốc gia truyền được ông Thể vào rừng lấy từ các cây dược liệu mang về cắt thái để bốc bán theo thang. |
Ông Thể cho biết, đây là nghề gia truyền, do bà ngoại ông (tức cụ Phan Thị Na truyền lại). Các vị thuốc chữa trị cho bà con chủ yếu là cây, lá dược liệu trong rừng. Ban đầu ông chỉ chữa trị một số bệnh lặt vặt cho người dân gần đó, sau này nhiều người bệnh ở một số nơi khác biết đến nên đã tới nhờ vợ ông bốc thuốc. Để bốc thuốc cho bà con, ông Thể nhất quyết yêu cầu bệnh nhân phải có bệnh án của y, bác sỹ. Các vị thuốc gia truyền của gia đình luôn chia theo thang, bậc và chỉ cần sắc (đun sôi) lên uống như uống nước hằng ngày.
Ông Thể tâm sự, việc bốc thuốc chữa bệnh cho bà con ông Thể không màng đến chuyện tiền bạc, ai khỏi bệnh cám ơn được bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04