Tham gia TPP: Cơ hội và thách thức

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau nhiều năm đàm phán cam go, cuối cùng cũng đã được Bộ trưởng 12 nước thành viên cơ bản, hoàn tất chu trình đàm phán tại Hoa Kỳ vào ngày 5/10. Những việc còn lại chỉ lắp ghép các yếu tố kỹ thuật, trước khi trình lên Quốc hội các quốc gia thành viên để thông qua. Với tư cách là nước sáng lập, theo đánh giá Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ TPP, tuy nhiên thách thức mang đến cũng không nhỏ.
Hiệp định thương mại EVFTA cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU
Việt Nam - Hàn Quốc chính thức ký Hiệp định thương mại tự do

Trao đổi với PV ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Kinh Bắc, đại biểu Quốc hội cho biết, tham gia TPP không những là cứu cánh cho thương mại Việt Nam mà còn là cơ hội để chúng ta hoàn thiện thể chế để đáp ứng các yêu cầu do TPP đặt ra. Cái hay của TPP khác Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi hiệp định chính thức có hiệu lực, các quy định về luật chơi thương mại lập tức có hiệu lực. Vì vậy, các doanh nghiệp nếu có tầm nhìn tốt sẽ đón nhận cơ hội ngay tức thì. Tuy vậy, sức ép cạnh tranh từ TPP mang lại cũng cực lớn, khi chúng ta hầu như phải “mở toang” thị trường, hạn chế tối đa bảo hộ.

Tham gia TPP: Cơ hội và thách thức
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Sau khi TPP được các Bộ trưởng Kinh tế; Thương mại của 12 quốc gia thành viên tuyên bố kết thúc đàm phán, mấy giờ sau đó tại Hà Nội, công ty nghiên cứu Eurasia Group đã ra một bản thông cáo nhận xét rằng tham gia TPP Việt Nam là một trong số những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Công ty này dự báo, TPP có thể sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 11%, xuất khẩu tăng thêm 28% trong thời gian từ nay đến năm 2025. Đơn cử như ngành thủy sản, Việt Nam được lợi từ việc bãi bỏ thuế nhập khẩu các mặt hàng tôm, mực và cá ngừ. Hiện nay, thuế đánh vào các mặt hàng này dao động từ 6,4-7,2%. Các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều về thuế và thị trường. Nói ngắn gọn, TPP sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sân chơi thương mại rộng lớn nhưng lại “dễ thở” chưa từng có trong lịch sử với nhiều ưu đãi thuế quan. Tuy vậy, vấn đề đặt ra chúng ta có tận dụng cơ hội do TPP mang lại để phát triển hay không.

Nếu cuối năm nay TPP được Quốc hội các nước thông qua, xét về ngắn hạn đối với các doanh nghiệp mang thương hiệu 100% madein Vietnam vẫn chưa thích ứng kịp. Ví dụ điển hình, theo số liệu của Bộ Kế hoạch- Đầu tư, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng ước đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014 và đạt 73,2% kế hoạch năm; tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đạt 124,6 tỷ USD, tính chung nhập siêu vẫn ở mức 3,9 tỷ USD. Điều đáng lo ngại, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục xuất siêu 8,8 tỷ USD không kể dầu thô thì khu vực doanh nghiệp trong nước tiếp tục nhập siêu 15,8 tỷ USD. Những nhóm hàng nông lâm, thủy sản giảm tới 9,9%, thì các mặt hàng của các DN FDI lại xuất khẩu tăng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị lớn, song buồn vì những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê.. ngày càng teo dần về thị trường và giá trị, trong khi các sản phẩm gia công, hoặc các sản phẩm 100% của nước ngoài lại liên tục tăng cao. Chuyên gia này dẫn số liệu của Chính phủ chứng minh: Năm 2014, xuất khẩu khu vực FDI tăng lên con số 93,96 tỷ USD, chiếm 62,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với quy mô chỉ một doanh nghiệp, hãng Samsung năm nay dự kiến sẽ xuất khẩu 30 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam.

TPP gồm 12 quốc gia thành viên: Mỹ, Canada, Chile, Peru, Mehico, Úc, Nhật, New Zealand, Malaysia, Brunei, Singapore, Việt Nam với tổng GDP 30 nghìn tỷ USD, chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu.

Ngay như sản phẩm dệt may, một sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong thời gian qua, và hiện các nhà đầu tư đang đổ hàng tỷ USD vào Việt Nam để hưởng lợi nguồn gốc xuất xứ nhưng cơ chế TPP sẽ quản lý nguồn cung nguyên liệu rất chặt nên cũng không dễ ăn. Tuy vậy, với việc tận dụng nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia thành viên khi xuất khẩu trong thị trường TPP, Việt Nam sẽ là mảnh đất để các nhà đầu tư nước ngoài đến “canh tác”. Mâu thuẫn sẽ nảy sinh: Xét về tổng thể, Việt Nam sẽ thu hút được rất lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động; đi kèm đó xuất khẩu cũng tăng lên. Nhưng xét về mặt đóng góp ngân sách và hưởng lợi từ giá trị gia tăng các sản phẩm của các DN nước ngoài được lắp ráp, sản xuất tại Việt Nam thì mang lại giá trị không lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đa số là DN vừa và nhỏ sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt với các DN nước ngoài trong cuộc “chạy đua” xuất khẩu.

TPP chỉ mang lại hiệu quả xét dưới góc độ kinh tế, thương mại khi và chỉ khi các các sản phẩm chủ lực của Việt Nam, do chính người Việt Nam sản xuất, nuôi, trồng tại Việt Nam như nông, hải sản; đồ thủ công mỹ nghệ; mặt hàng thực phẩm liên tục gia tăng về mặt giá trị, còn cứ “teo tóp” dần như mấy năm qua, không khéo TPP thành đất sống cho các DN nước ngoài. Khi đó, GDP có tăng 10 hay 11% như dự báo cũng không có ý nghĩa. Vì biết đâu, mức tăng đó nhờ công sức làm ra của cả triệu công nhân lao động đang làm cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chứ không phải công sức của mấy chục triệu con người của chúng ta làm ra của cải cho chính chúng ta.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động