Xua tan lo ngại về giảm sút trong xuất khẩu giày dép
![]() | Những mẫu giày dép mốt nhất mùa thu đông 2017 |
![]() | Hàng "vô danh", hàng nhái lấn át hàng xịn |
Xuất khẩu thẳng tiến
Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu giày dép đạt 10,60 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với dệt may, giày dép tiếp tục ghi tên trong danh mục các ngành hàng đóng góp lớn cho xuất khẩu và duy trì phong độ tăng trưởng 2 con số.
Kết quả xuất khẩu tăng trưởng khá đã xua tan những lo ngại về sự sụt giảm xuất khẩu vào một số thị trường chủ lực, trong đó có Mỹ. Ngược lại, kết quả này còn cho thấy đường hướng phát triển sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp là đúng đắn.
![]() |
Khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam liên tục được cải thiện trên thị trường xuất khẩu |
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), những năm qua, xuất khẩu da giày tăng trưởng hoàn toàn dựa trên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn ngành, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu của ngành gần như không có xáo trộn gì ngay cả khi thành viên lớn nhất của TPP là Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định này.
“Xét về dài hạn đến năm 2030, thậm chí đến năm 2035, so với Trung Quốc, ngành da giày Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh cả về chi phí lao động, chính sách kinh tế và thị trường xuất khẩu”, ông Kiệt nhấn mạnh.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu giày dép đạt 10,60 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Tại một sự kiện kết nối chuỗi cung ứng da giày mới đây, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã nhấn mạnh, ngành da giày luôn đứng trong top đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, với hàng chục tỷ USD mỗi năm. Đơn cử, xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2016 đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2015.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ đạo của các doanh nghiệp trong ngành, với trên 4 tỷ USD, chiếm 35,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tiếp đến là thị trường EU, với hơn 3,72 tỷ USD, chiếm 31,7% thị phần.
Tập đoàn TBS Group, một doanh nghiệp da giày lớn đóng tại Bình Dương đang có kế hoạch mở rộng sản xuất để đón cơ hội thị trường. Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch HĐQT TBS Group cho hay, từ nay đến năm 2020, TBS sẽ mở rộng tổ hợp sản xuất ở khu vực miền Tây Nam Bộ, bao gồm Kiên Giang và An Giang, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động trong khu vực.
Hướng đi này sẽ giúp TBS có thêm nguồn lao động ổn định, đồng thời ứng phó với tình trạng tăng chi phí nhân công và thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp thuộc địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và khu vực lân cận.
Xuất khẩu toàn ngành năm 2017 dự kiến đạt gần 18 tỷ USD
Nhiều chuyên gia quốc tế dự báo, với việc Trung Quốc tiếp tục chủ trương cắt giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành có công nghệ cao hơn, nên một số đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào cuối năm 2018.
Trong khi đó, nhìn vào đường đi của sản phẩm giày dép xuất khẩu sang Mỹ trong 5 năm trở lại đây, có thể thấy, khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam liên tục được cải thiện.
Cụ thể, nếu năm 2012, nước ta xuất khẩu sang Mỹ đạt 2,243 tỷ USD, năm 2013 là 2,627 tỷ USD, thì năm 2014 đạt 3,328 tỷ USD, năm 2015 đạt 4,076 và năm 2016 tăng lên xấp xỉ 4,5 tỷ USD.
Đồng Nai, một trong những địa phương có nhiều doanh nghiệp giày dép đã ghi nhận kết quả xuất khẩu tăng trưởng khá. Trong 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai đạt hơn 12,4 tỷ USD, trong đó giày dép đóng góp 2,52 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, trong nhiều năm qua, giày dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu lớn nhất của tỉnh này. Dự báo, xuất khẩu giày dép cả năm của tỉnh Đồng Nai đạt gần 3,46 tỷ USD. Những cái tên vẽ nên bản đồ xuất khẩu giày dép Đồng Nai là Công ty cổ phần Taekwang Vina (Hàn Quốc), Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Hàn Quốc) và Tập đoàn Pouchen (Đài Loan).
Căn cứ xu hướng thị trường thế giới và tại Việt Nam, dự kiến sản xuất và xuất khẩu ngành da giày năm 2017 sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2016. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép trong năm nay được dự báo tăng 10 - 12%, túi xách các loại tăng 12% so với năm 2016, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, cả giày dép, túi xách đạt gần 18 tỷ USD.
Theo Thế Hải/ baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh
Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (13/4): Đồng USD trong nước tăng
Thị trường 13/04/2025 08:28

Giá xăng dầu hôm nay (13/4): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 13/04/2025 08:17

Giá vàng hôm nay (13/4): Vàng trong nước tăng dữ dội
Thị trường 13/04/2025 05:45

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%
Thị trường 12/04/2025 13:06

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng
Thị trường 12/04/2025 10:26

Giá xăng dầu hôm nay (12/4): Thế giới tiếp tục giảm
Thị trường 12/04/2025 06:45

Tỷ giá USD hôm nay (12/4): Đồng USD trên thế giới và trong nước đồng loạt giảm
Thị trường 12/04/2025 06:44

Hôm nay (12/4): Giá vàng trong nước tăng mạnh
Thị trường 12/04/2025 06:41

Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại
Thị trường 12/04/2025 06:40

Giá vàng chiều 11/4: Tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng
Thị trường 11/04/2025 19:56