Tăng cường trợ giúp cho trẻ bị nhiễm HIV/AIDS
Đồng hành cùng người nhiễm HIV/AIDS | |
31% số người nhiễm HIV ở Việt Nam là nữ giới |
Theo đó, quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm 6 bước. Trong đó có bước tiếp nhận, đánh giá ban đầu; thu thập xác minh thông tin; xác định nhu cầu ưu tiên của trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS... Dư luận mong rằng, dự thảo sớm được ban hành để trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không còn bị kỳ thị như hiện nay.
Rào cản đối với trẻ có HIV
Dù không có quy định nào cấm trẻ bị HIV/AIDS đến trường, thậm chí dư luận luôn kêu gọi mọi người phải “mở lòng” với những trẻ không may bị “bệnh thế kỷ”, nhưng nỗi sợ hãi căn bệnh này đã khiến cho nhiều người trong xã hội vô tình tạo nên rào cản đối với những trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS. Đã có rất nhiều trường không tiếp nhận những em có HIV vào học. Có trường hợp do chịu áp lực từ phía phụ huynh những học sinh khác, nên nhà trường cũng không dám nhận. Bởi nhiều phụ huynh có tâm lý không thể để con em mình học tập chung với những trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, nếu phải học cùng, họ sẽ chuyển con em mình đi nơi khác học,...
Việc kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ bị HIVAIDS sẽ đẩy trẻ ra khỏi sự kiểm soát của cộng đồng và nguy cơ lây nhiễm...(Ảnh minh họa) |
Theo nghiên cứu của TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển, sự kỳ thị và phân biệt đối xử càng trở nên bất công hơn, khi điều đó dành cho trẻ em. Nhiều trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS bị bạn bè xa lánh, trường học không tiếp nhận. Điển hình như trường hợp của 15 em nhiễm HIV của Trung tâm Mai Hòa, dù được Trường Tiểu học An Nhơn Đông tiếp nhận, nhưng bị phụ huynh của các em khác phản đối gay gắt. Điều này đang vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em của trẻ bị nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Không chỉ có 15 em bị nhiễm HIV của Trung tâm Mai Hòa bị đối xử thiếu công bằng mà theo nghiên cứu của mạng lưới người sống với HIV Việt Nam cũng cho thấy, có khoảng 3% số người nhiễm HIV và 4% số trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học. Ngoài ra, sự kỳ thị và phân biệt đối xử còn xảy ra ở các cơ sở phi chính quy, ở gia đình, cộng đồng, bạn bè và hàng xóm. Trẻ bị ngay bố, mẹ đẻ bỏ rơi hoặc người thân trong gia đình ruồng rẫy, bị cộng đồng xã hội tẩy chay, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Vì bị xa lánh, bị “tẩy chay”, nên nhiều trẻ bị HIV/AIDS không được kiểm soát dẫn đến tình trạng bệnh trở lên nặng hơn, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho cộng đồng.
Trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Để hạn chế những tiêu cực trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang soạn thảo thông tư quy định quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cụ thể, quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm: Tiếp nhận và đánh giá ban đầu; thu thập xác minh thông tin; xác định nhu cầu ưu tiên của trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS; lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp; thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp; đánh giá, báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp và kế hoạch tiếp theo.
Theo dự thảo, trước khi đưa trẻ vào đối tượng được theo dõi và trợ giúp cần nói cho gia đình bản thân trẻ biết quyền lợi, trách nhiệm của trẻ và của gia đình trẻ.
Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xác định nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo các dịch vụ: Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ dinh dưỡng; hỗ trợ giáo dục; hỗ trợ tâm lý; phúc lợi xã hội; bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý. Sau khi đánh giá được các nhu cầu của trẻ, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần xác định được nhu cầu ưu tiên dành cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Căn cứ kết quả xác định nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp.
Các nguyên tắc trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Đảm bảo có sự tham gia của trẻ em; đảm bảo không kỳ thị, không phân biệt đối xử; đảm bảo tính bảo mật thông tin; việc tiết lộ thông tin phải đảm bảo vì lợi ích tốt nhất của trẻ. |
Sau khi xây dựng kế hoạch trợ giúp cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn phê duyệt và phối hợp với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình tổ chức thực hiện kế hoạch. Cán bộ có trách nhiệm phối hợp với cơ sở y tế, các cơ quan, đoàn thể cấp xã và các cơ sở cung cấp dịch vụ thực hiện kế hoạch, các nội dung trợ giúp gồm: Tư vấn, giới thiệu trẻ và gia đình trẻ tiếp cận các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp; trao đổi với các cơ sở cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận và cung cấp các dịch vụ phù hợp với trẻ; trợ giúp trẻ và gia đình trẻ, đề nghị tổ chức và cá nhân có thẩm quyền cung cấp dịch vụ trợ giúp hoặc yêu cầu hưởng chính sách xã hội phù hợp; vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình trẻ.
Theo dự thảo, cán bộ có trách nhiệm có thể chuyển tuyến tới các cơ sở khác để thực hiện cung cấp dịch vụ cần thiết cho trẻ. Trước khi kết nối chuyển tuyến, cán bộ có trách nhiệm phải liên hệ, kết nối với cơ sở đó; các thủ tục chuyển tuyến cho trẻ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, cán bộ có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ, chuẩn bị báo cáo tiến độ của việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ 3 tháng 1 lần; cán bộ có trách nhiệm đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cá nhân của trẻ cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh thực tế nơi mà trẻ sinh sống; ghi chép tiến độ kế hoạch.
Dư luận nhân dân, đặc biệt các gia đình có con em bị nhiễm HIV hy vọng, dự thảo được thực hiện để trẻ em bớt bị tổn thương, kỳ thị. Đặc biệt các em sẽ được chia sẻ, hỗ trợ những khó khăn để hòa nhập cộng đồng.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38