Tầm soát phòng chống ung thư: Lắng nghe cơ thể mình
Ung thư không phải dấu chấm hết | |
Hà Nội: Trên 85 % cơ sở cung ứng thuốc thực hiện kết nối liên thông |
Đây là những chia sẻ của Bác sỹ Chuyên khoa (BSCK) II Trần Thị Hợp, nguyên giảng viên Bộ môn ung thư, Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó chủ nhiệm khoa ngoại A, Bệnh viện K bên lề Chương trình Phòng chống Ung thư từ Gốc của iCareBase về căn bệnh ung thư vòm tại Việt Nam.
Bác sĩ Trần Thị Hợp đang chia sẻ những thông tin về căn bệnh ung thư. |
Trong ung thư đầu mặt cổ có: Ung thư vòm họng, ung thư giáp trạng, ung thư thanh quản – hạ họng, ung thư xoang…
Theo bác sĩ Hợp, riêng với ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư vùng đầu mặt cổ hay gặp. Và có rất nhiều giả thiết ung thư vòm họng có liên quan tới vi rút EBV (Epstein – Barr). Qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan khá rõ của vi rút EBV với căn bệnh ung thư vòm họng. Khi xét nghiệm kháng thể vi rút EBV cao trên bệnh nhân ung thư vòm họng loại biểu mô không biệt hóa.
Bác sĩ Hợp cho biết: "Về nguyên tắc vi rút EBV có thể lây lan như viêm gan vi rút B, C… con đường lây có qua dịch tiết (nước bọt) khi hôn, ăn uống chung. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp có vi rút EBV đều có thể tiến triển thành ung thư".
Đặc biệt, theo bác sĩ Hợp, ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư có đặc tính vùng miền khá rõ ràng, tại Việt Nam bệnh có tỷ lệ mắc cao ở người miền Bắc hơn người miền Nam. "Nguyên nhân là do tập quán sinh hoạt, yếu tố môi trường, thói quen ăn uống… Vi rút EBV có thể là yếu tố tác động tới cơ thể gây ra tình trạng suy yếu sản sinh ra các tế bào lạ gây ung thư…”, bác sĩ Hợp lý giải.
Đáng lo ngại, theo bác sĩ Hợp, ung thư vòm họng có yếu tố gia đình. Trong qua trình công tác bác sĩ đã từng gặp rất nhiều trường hợp nhiều người trong gia đình bị mắc ung thư vòm họng. Có gia đình có hai bố con, anh, chị em trong gia đình hay nhiều thế hệ bị mắc ung thư vòm họng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra trong cùng một gia đình có nhiều người bị mắc ung thư vòm họng có liên quan tới yếu tố gen.
Bởi vậy, để hạn chế nguy cơ mắc ung thư vòm họng nói riêng và các bệnh ung thư nói chung chuyên gia khuyên, nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Trong ăn uống hạn chế ăn các loại thực phẩm khô như cá khô, các loại thực phẩm lên men như dưa cà muối, thực phẩm ăn nhanh, nhiều chất bảo quản như xúc xích, thịt hun khói, thức ăn chiến rán nhiều lần.
"Một trong những cách phát hiện ung thư sớm, đó chính là lắng nghe cơ thể của chính mình. Không chủ quan với bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể. Nên có một chế độ ăn khoa học, tập luyện hợp lý và đặc biệt nên đi khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện những bất thường của cơ thể", bác sĩ Hợp cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46