Tác nhân đẩy lo lắng lên cao
Nói không với thuốc lá | |
Kháng thuốc đe dọa nghiêm trọng sức khỏe toàn cầu | |
64% số ca tử vong do hút thuốc lá thụ động là nữ |
Càng cố gắng để kiểm soát lo lắng, lo lắng càng tăng cao - Ảnh: Shutterstock |
Có một loạt các rối loạn lo âu, và đi kèm với các rối loạn đó là các triệu chứng khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều hủy hoại sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Một cảm giác sợ hãi là phổ biến, nhưng nếu nó tồn tại nhiều tháng, thậm chí khi không có lý do nào thực sự gây ra cảm giác sợ hãi là điều vô cùng nguy hiểm, theo Prevention. Theo các chuyên gia, một số hành vi sau chính là tác nhân đẩy sự lo lắng lên đỉnh điểm.
Phủ nhận
Bạn có đang cố phủ nhận mình bị lo âu? Nếu có, điều này có thể phản tác dụng và có thể khuếch đại cảm xúc của bạn, đặc biệt trong trường hợp bạn đang đấu tranh với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Trốn tránh
Trốn tránh nỗi sợ hãi có vẻ là cách hợp lý để đánh bại sự lo lắng, nhưng điều này thật ra có tác dụng ngược lại, vì nó có khả năng làm cho nỗi sợ hãi dâng cao.
Dựa vào đồ uống thảo dược
Trà hoa cúc hoặc các đồ uống thảo dược khác có thể giúp giảm một số triệu chứng của lo âu, nhưng nó không giúp chữa lành những nguyên nhân cơ bản. Nếu bạn quá phụ thuộc vào thảo dược có thể sẽ làm lo lắng thêm tồi tệ.
Tìm cách kiểm soát
Một số người cảm thấy khó có thể ép đầu óc không nghĩ đến những điều phiền muộn nên tìm mọi phương cách để ngăn chặn. Điều này có thể cung cấp giải pháp tạm thời, nhưng những suy nghĩ tiêu cực sẽ nhanh chóng quay trở lại, thậm chí còn có xu hướng mãnh liệt hơn. Theo các chuyên gia tâm lý, càng cố gắng để kiểm soát lo lắng, lo lắng càng tăng cao.
Thuốc không phải là liệu pháp giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra căng thẳng - Ảnh: Shutterstock |
Dựa vào thuốc
Dựa vào thuốc chống lo âu có thể giúp xoa dịu những lo âu, đặc biệt nếu lo âu đang ở trạng thái hết sức nghiêm trọng; nhưng không nên xem thuốc là chiến lược đối phó duy nhất. Lý do, thuốc chống lo âu có 2 mặt, một mặt có thể giúp làm giảm bớt căng thẳng, nhưng mặc khác nó cũng có những tác dụng phụ không mong muốn (gây nghiện, mất trí, gãy xương, chóng mặt…). Hơn nữa, thuốc chống lo âu cũng không phải là liệu pháp giải quyết triệt để nguyên nhân gây lo âu.
Rượu và thuốc lá
Rượu và ma túy có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác lo âu tạm thời nhưng sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng lo lắng càng tồi tệ hơn.
Ngoài ra, sử dụng rượu bia và thuốc lá rất dễ gây nghiện, từ đó làm tăng thêm những hệ lụy cho sức khỏe tinh thần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38