Sửa đổi Thông tư 30: Sẽ đánh giá thường xuyên học sinh theo mức A, B, C

Ngày 27/8, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định đánh giá HS tiểu học (TT30) sau 2 năm triển khai với tinh thần kế thừa những ưu điểm và khắc phục những bất cập mà giáo viên phản ánh.
sua doi thong tu 30 se danh gia thuong xuyen hoc sinh theo muc a b c Hà Nội đẩy mạnh công tác y tế học đường
sua doi thong tu 30 se danh gia thuong xuyen hoc sinh theo muc a b c Ngành giáo dục quận Hoàng Mai: 28/53 trường công lập đạt Chuẩn quốc gia
sua doi thong tu 30 se danh gia thuong xuyen hoc sinh theo muc a b c Cấp hơn 16.000 tấn gạo cho học sinh trước khai giảng
sua doi thong tu 30 se danh gia thuong xuyen hoc sinh theo muc a b c Thị trường sách giáo khoa, đồ dùng học tập: Hàng nội hút khách

Học sinh không bị áp lực điểm số

Theo Bộ GD&ĐT, qua 2 năm triển khai thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30 (TT30), tổng hợp báo cáo của 63 cơ sở giáo dục đào tạo cùng 2 nhóm chuyên gia khảo sát và đánh giá thực hiện TT30, đã chỉ ra một số ưu khuyết điểm.

Về ưu điểm, TT30 đã giúp đổi mới việc đánh giá học sinh theo xu thế đổi mới giáo dục của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đó là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh tự tin, không so sánh học sinh này với học sinh khác.

Đa số giáo viên đã nhận thức rõ và thực hiện theo tinh thần, nội dung của TT30, bước đầu thay đổi phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành và phát triển năng lực cũng như phẩm chất cho học sinh.

sua doi thong tu 30 se danh gia thuong xuyen hoc sinh theo muc a b c
Giáo viên quá tải khi ghi chép TT30 (ảnh: Minh Quân)

Việc đánh giá học sinh theo TT30 thể hiện sự nhiệt tình, trách nhiệm gần gũi, sâu sát, quan tâm và hiểu học sinh hơn. Giáo viên đã biết nhận xét, khích lệ sự cố gắng, tiến bộ của học sinh, đồng thời chỉ ra những sai sót để khắc phục trong quá trình học tập.

Việc không chấm điểm thường xuyên giúp học sinh có tâm lý thoải mái hơn, không mặc cảm, không bị áp lực về điểm số nên các em tích cực học tập, tham gia vào các hoạt động trường lớp. Bước đầu các em làm quen với việc tự nhận xét và nhận xét, góp ý bạn, biết tự học, giao tiếp, hợp tác, hứng thú học tập.

Đối với các cán bộ quản lý giáo dục từ Sở, Phòng và Trường tiểu học đã nhận thức đúng mục đích ý nghĩa của việc đánh giá học sinh theo thông tư 30; Có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tư vấn cho giáo viên cách nhận xét, đánh giá học sinh.

Về phía cha mẹ học sinh, đã hiểu được mục đích, ý nghĩa và đồng thuận trong việc đánh giá học sinh tiểu học theo TT30, không tạo áp lực về điểm số cho con em, không so sánh con mình với học sinh khác.

Chưa lượng hóa kết quả học tập

Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc đánh giá TT30 còn một số hạn chế, bất cập. Quy định nhận xét bằng lời và viết nhận xét trong thông tư chưa rõ, cứng nhắc nên giáo viên chủ yếu là ghi nhận xét từng học sinh vào vở và sổ theo dõi chất lượng giáo dục khiến giáo viên quá tải.

Quy định ghi sổ theo dõi chưa hợp lý, hồ sơ đánh giá học sinh còn áp lực cho giáo viên. Cha mẹ học sinh chưa nắm bắt kịp thời được mức độ học tập, rèn luyện của con em do chưa có lượng hóa đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh. Việc khen thưởng chưa cụ thể nên giáo viên còn lúng túng. Trong quá trình tổ chức và triển khai TT30, chưa làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, giải thích để cha mẹ học sinh và xã hội hiểu đúng bản chất, mục đích yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học theo TT30.

sua doi thong tu 30 se danh gia thuong xuyen hoc sinh theo muc a b c

TT30 thay đổi sẽ không còn kiểu nhận xét "không hiểu gì" như thế này

Công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học triển khai thực hiện TT30 chưa làm thường xuyên. Công tác quản lý các cấp còn máy móc, gây nặng nề cho giáo viên.

Sẽ có bài kiểm tra vào cuối kì và cuối năm

Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT công bố Dự Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định đánh giá HS tiểu học trên tinh thần kế thừa những ưu điểm và khắc phục những bất cập trên.

Cụ thể, về đánh giá thường xuyên: Giữ quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số. Tuy nhiên, TT sửa đổi không quy định hàng tháng giáo viên phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào nhận xét vào vở hoặc vào sổ cá nhân cho phù hợp.

Về hồ sơ đánh giá: Gồm học bạ của học sinh và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (thay sổ theo dõi chất lượng giáo dục).

Về việc giúp cha mẹ học sinh nắm bắt được mức độ học tập rèn luyện của con em: Bổ sung, tổng hợp đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa thành các mức A, B, C vào giữa hoặc cuối học kì. Ở lớp 1,2,3, học sinh sẽ có bài kiểm tra vào cuối học kì I và cuối năm học với 8 môn.

Cách đánh giá thường xuyên cụ thể như sau:

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục:

Giữa và cuối kỳ, giáo viên căn cứ vàoquá trình đánh giá thường xuyên, chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, đánh giá học sinh theo:

-Mức A: nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập,hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục.

-Mức B: nắm được kiến thức, có kỹ năng,biết vận dụng kiến thức kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục.

-Mức C: chưa nắm được kiến thức, thiếu hụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Đối với năng lực và phẩm chất:

Giữa và cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên, đánh giá mức độ hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh theo:

-Mức A: nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứngthú, tự tin.

-Mức B: nhận thức được, làm được, chưathật hứng thú, chưa thật tự tin.

-Mức C: nhận thức chưa đầy đủ, chưa làmđược, chưa hứng thú, thiếu tự tin.

Ngoài ra, đối với học sinh lớp 4, 5, để các em dần tiếp cận với yêu cầu của cấp THCS nên ngoài việc có bài kiểm tra vào cuối kì I và cuối năm học nên riêng môn Tiếng Việt và môn Toán, có thêm một bài kiểm tra vào giữa học kì I và giữa học kỳ II.

Về khen thưởng: Hướng dẫn rõ đối tượng học sinh được khen thưởng.

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện vẫn đang xin ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 30.

Dự thảo sửa đổi Thông tư 30 được đưa lên mạng lấy ý kiến rộng rãi toàn xã hội.

GS Nguyễn Minh Thuyết- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội: “Không sửa đổi sẽ ảnh hưởng chất lượng học tập”.

Tôi đã đến tận các trường, dự giờ, gặp gỡ giáo viên học sinh và nhận được rất nhiều ý kiến. Trong đó, các cán bộ quản lý cho biết học sinh lười học hơn, nếu không sửa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Thứ hai, việc áp dụng thông tư 30 rất máy móc, không tính đến điều kiện làm việc của giáo viên nên nhiều lớp học sinh đông, ở miền núi còn tình trạng lớp ghép nên tạo áp lực rất nặng nề cho đội ngũ giáo viên giảng dạy. GS Thuyết lấy thí dụ, ở Anh, học sinh mỗi lớp tiểu học từ 15- 25 em, do hai cô phụ trách, một cô giáo viên chính, một cô trợ giảng chuyên giúp đỡ học sinh yếu. Lương của cô giáo tính theo tỉ giá năm đó là 61 triệu đồng/tháng. Trong khi ở ta, nhiều đô thị, số học sinh lên đến 60 em/lớp, hoàn cảnh như vậy mà bắt giáo viên đánh giá từng em thường xuyên và ghi vào sổ từng nhận xét ấy thì khó kham nổi.

Thứ 3, việc áp dụng thông tư 30 nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho cha mẹ học sinh đánh giá con như thế nào nên chưa có trường nào áp dụng được việc kết hợp này, đồng thời khiến phụ huynh có tâm lý lo lắng vì không biết học lực của con mình ra sao, cần chỉ bảo hướng dẫn con thêm những gì.

PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào (Trường ĐHSP Hà Nội): "Chỉ có định tính nên thiếu khoa học"

TT30 thiếu một nửa định lượng, chỉ có định tính nên thiếu khoa học. Với một kỳ chỉ có một bài kiểm tra như hiện nay, rất khó xác định được cụ thể năng lực ra sao. Vì thế, tôi đề nghị thay đổi thông tư 30 phải có yếu tố định lượng. Định tính phải gắn với yếu tố định lượng mới sát thực.

Hai năm qua, đi nhiều nơi tôi thấy buồn lắm. Cả một cấp học mà không có lấy một học sinh giỏi nào, chỉ có học sinh đạt hay không đạt. Động lực dạy/học ở trường rất hạn chế, không có sự phân hóa học sinh mà tất cả đều đồng loạt.

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam: “Thay đổi theo hướng vừa nhận xét vừa có điểm số”.

Tôi đồng tình với việc cần thiết thay đổi TT30. Theo đó, cần thay đổi TT30 theo hướng vừa nhận xét vừa cho điểm. Trong đó, quy định rõ trong một kỳ, cần cho học sinh thêm một hoặc hai điểm số. Đặc biệt, học sinh nào không học được vẫn phải lưu ban, không phải bằng mọi cách để lên được lớp như hiện nay.

dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động