Sốt sắng tìm kiếm tài liệu, lớp ôn thi môn lịch sử
Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa qua các chuyến đi thực tế | |
Giáo viên tư vấn cách học tốt môn Lịch sử |
Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn số 802/SGDĐT-QLT gửi các Phòng GD&ĐT, các trường THPT, các trung tâm nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên về thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THCS công lập năm học 2019 - 2020.
Theo đó, kì thi sẽ được tổ chức vào ngày 2 - 3/6 với 4 môn thi bắt buộc, độc lập bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Được biết, năm học 2019-2020, Hà Nội có 101.460 học sinh tốt nghiệp THCS.
Trong đó có khoảng 60-62% số học sinh được tuyển vào trường THPT công lập, 20% vào cấp III tư thục, 10% vào học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX, số còn lại tham gia học nghề.
Với việc Sở GD&ĐT Hà Nối “chốt” lịch sử là môn thi thứ tư tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội trong năm học 2019-2020 khiến không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh hiện rất băn khoăn, lo lắng cho việc ôn thi của con em mình khi thời gian còn lại chỉ là hơn 2 tháng.
Bởi với đặc thù là môn học đòi hỏi ghi nhớ nhiều nên đa phần học sinh đều lo lắng về phương pháp học, làm sao để nhớ được khối lượng kiến thức khổng lồ trên trong khi thời gian không còn nhiều và cách nào để nghiên cứu tài liệu được hiệu quả.
Học sinh lớp 9 tìm đến các nhà sách tìm kiếm tài liệu |
Quan sát tại nhiều nhà sách thời điểm này có sự xuất hiện của nhiều bậc phụ huynh và học sinh tìm kiếm tài liệu và sách tham khảo. Em Thu Giang (trường THCS Láng Thượng) chia sẻ: "Năm nay dự định của em thi vào trường THPT Yên Hóa, do năm ngoái điểm của trường tương đối cao nên em gặp chút lo lắng.
Ngay từ khi biết môn thi thứ 4 chúng em đã bắt đầu ôn luyện tại trường, các tiết học Sử được tăng lên tuy nhiên để chắn chắn hơn em vẫn đến các nhà sách tìm thêm các loại sách tham khảo hoặc các bạn có tài liệu nào khác em đều mượn để đi photo".
Không chỉ gấp rút tìm kiếm tài liệu, đề luyện thi, nhiều bậc phụ huynh cũng đang "chạy đôn chạy đáo" tìm lớp cho con học ôn thi. Chị Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) trong những ngày qua phải tạm ngừng công việc kinh doanh gia đình để mong sao tìm được nơi cho con ôn luyện bởi con trai chị năm nay sẽ dự thi lớp 10.
Chị Hà cho hay, trước đây gia đình chị đầu tư thời gian và tiền bạc cho con học nhiều môn, tuy nhiên không chú ý đến môn Lịch sử. Các phụ huynh hầu hết đều cho các con đi học thêm các môn tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học chứ không ai nghĩ đến cho con học Lịch sử. Thời gian 2 tháng cũng không phải nhiều để ôn tập kĩ cho lượng kiến thức khá lớn. Do đó tôi cùng nhiều phụ huynh khác đang gấp rút tìm thầy, tìm lớp tại các trung tâm cho con học.
Theo khảo sát của PV báo Lao động Thủ đô tại các Trung tâm bồi dưỡng văn hóa trong thời điểm này đang “nóng lên” khi rất nhiều phụ huynh tìm đến. Thậm chí ngay khi có công bố thi Sử, không ít lò luyện thi đã thông báo mở lớp luyện thi cấp tốc môn học này với nhiều lời quảng cáo hấp dẫn.
Tìm đến một Trung tâm bồi dưỡng văn hóa tại đường Lương Thế Vinh (quận Nam Từ Liêm) được quảng cáo chuyên ôn tập cho học sinh cuối cấp, nơi này cho biết những ngày qua đã nhận rất nhiều cuộc điện thoại của phụ huynh muốn đăng kí học cho con.
Trong đó, nhiều phụ huynh đã đề xuất trung tâm này mở lớp cho nhóm khoảng 4-5 học sinh với mức học phí tương đương với lớp có số lượng tiêu chuẩn để các con ôn luyện được “kĩ” hơn. Cùng với trung tâm này, không ít trung tâm khác cũng đang gấp rút liên hệ, tìm thầy cô để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh ngày càng lớn.
Trước những lo lắng, băn khoăn của phụ huynh và học sinh về những khó khăn khi học tập môn Lịch sử, Thạc sĩ lịch sử Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Hệ thống giáo dục Hocmai) chia sẻ "bí kíp" ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao ở môn thi này. Theo đó, các thí sinh cần nắm chắc cấu trúc đề thi gồm 40 câu hỏi với 27 câu hỏi thuộc phần lịch sử Việt Nam và 13 câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.
Với thời gian làm bài 60 phút, trung bình thí sinh sẽ có 1,5 phút cho mỗi câu trả lời. Trên cơ sở nắm vững cấu trúc đề tham khảo và thời gian làm bài, học sinh sẽ xây dựng lộ trình ôn thi cho hiệu quả.
Để nắm vững kiến thức căn bản, các học sinh cần sử dụng các sơ đồ tư duy. Đó là công cụ giúp các học sinh nhớ lâu, nắm chắc kiến thức. Sau khi nắm chắc kiến thức trong chương trình phổ thông, học sinh bắt tay vào luyện tập và thực hành thông qua việc luyện đề.
Cũng theo Thạc sĩ Quỳnh Mai, việc ôn luyện đề sẽ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề, rèn được phản xạ với từng loại câu hỏi, kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức hoặc thiếu hụt kiến thức ở từng vấn đề hoặc từng chương. Và cuối cùng, việc giải đề sẽ giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
Ngoài ra, học sinh cần ôn tập thật kỹ các bài tổng kết chương, bám theo chương trình sách giáo khoa phổ thông theo tinh thần "học đến đâu chắc kiến thức đến đó". Các học sinh cần nhớ các dấu mốc sự kiện lịch sử chính, các mốc đánh dấu bước chuyển của mỗi thời kỳ để có thể xử lý những câu hỏi mang tính liên chương hoặc những câu hỏi mức độ tương đối khó.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13