Sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội sau dịch Covid-19

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 21 điểm cầu của các bộ, cơ quan ngang bộ, 7 cơ quan thuộc Chính phủ, 3 cơ quan Đảng, đoàn thể Trung ương và 2 thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.    
som phuc hoi phat trien cac hoat dong kinh te xa hoi sau dich covid 19 Thủ tướng chỉ đạo xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch Covid-19
som phuc hoi phat trien cac hoat dong kinh te xa hoi sau dich covid 19 Thủ tướng ra Chỉ thị tiếp tục phòng chống COVID-19 trong tình hình mới

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận các nội dung: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội; dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 theo trình tự rút gọn; công tác phòng chống dịch Covid-19; kế hoạch thực hiện chương trình năm học và phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020; đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và một số nội dung quan trọng khác.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được đẩy lùi; trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, tinh thần phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội, đây là yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, tại phiên họp này, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về các giải pháp khởi động lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển song phải gắn liền với thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.

“Phải đạt được mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội. Làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết, có tăng trưởng mới giải quyết được việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

som phuc hoi phat trien cac hoat dong kinh te xa hoi sau dich covid 19
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp cùng nhân dân cả nước, kinh tế vĩ mô tháng 4 và 4 tháng đầu năm cơ bản duy trì ổn định; các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được giữ vững; lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào; thanh khoản của toàn hệ thống được bảo đảm; chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 1,54% so với tháng trước; cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được bảo đảm; các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại bởi dịch bệnh được chỉ đạo triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả…

Đặc biệt, trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đến nay, nước ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn được sự lây lan trong cộng đồng, liên tục gần 20 ngày qua không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Thắng lợi đến thời điểm này là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn, khẳng định quyết tâm, ý chí thống nhất trong hành động của toàn Đảng, toàn quân và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân cả nước trong công tác phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, bên cạnh các yếu tố thuận lợi, thời gian tới nước ta sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình dịch Covid-19 ở các nước trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó dự báo trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng; hoạt động doanh nghiệp vẫn đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô; các ngành thương mại, du lịch, vận tải bị chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh; áp lực lạm phát lớn; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; sản xuất công nghiệp giảm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ảnh hưởng đến bảo đảm an sinh xã hội;...

Từ sự phân tích, nhận định tình hình, các thành viên Chính phủ đã đóng góp nhiều ý kiến về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh các kế hoạch khởi động lại nền kinh tế với lộ trình thích hợp nhưng vẫn bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả;…

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và đại biểu tham dự, kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đến thời điểm này, dịch bệnh ở nước ta cơ bản đã dược đẩy lùi nhưng chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác, phải kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát trở lại ở nước ta.

Trong bối cảnh tình hình hiện nay, Chính phủ thống nhất quan điểm là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, đặc biệt quan tâm phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; nới lỏng từ từ các biện pháp hạn chế để kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời khôi phục lại các hoạt động kinh tế, nhất là các khu vực công nghiệp trọng điểm, các đô thị lớn nhưng phải bảo đảm nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Các cấp, các ngành phải kiên quyết, chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn, trọng tâm là phục hồi ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khẩn trương chuẩn bị các điệu kiện cần thiết cho phát triển mạnh sau dịch, đây là thời điểm vàng để chúng ta tiếp tục phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ của đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

“Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay của các bộ, ngành, địa phương là tập trung tháo gỡ những vướng mắc cụ thể, có các biện pháp thiết thực hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Các đồng chí lãnh đạo phải sâu sát hơn, giải quyết kịp thời hơn những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, đề cao hơn nữa trách nhiệm của mình; tăng cường kỷ luật kỷ cương; kiên quyết không để các vấn đề về hành chính, thủ tục hành chính làm cản trở sự phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu và cho biết, Chính phủ thống nhất cao việc ban hành ngay Nghị quyết chuyên đề về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội.

Tập trung khởi động lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội phải đi liền với thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng dịch bằng các biện pháp phù hợp; phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 đạt mức trên 5% gắn liền với kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh xuất khẩu, giải ngân đầu tư công, thu hút tốt vốn FDI… Nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp, các ngành.

Trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh, cần xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2020, bảo đảm sự điều chỉnh này là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để kịp thời báo cáo Trung ương và Quốc hội. Các bộ, ngành hữu quan khẩn trương cập nhật kịch bản tăng trưởng, đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng cũng như các chỉ tiêu liên quan, điều chỉnh kế hoạch thu ngân sách…

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi thường xuyên, không bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chi chưa cấp thiết... Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm cân đối nguồn để triển khai các gói hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt công tác phòng chống tham những; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là trước thềm đại hội Đảng các cấp.

Không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin, đặc biệt là thông tin về những thành công trong công tác phòng chống dịch của Việt Nam được thế giới ghi nhận và đánh giá cao, nhân dân ủng hộ, đi liền với đó là đẩy mạnh công tác thông tin về các hoạt động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế sau thời gian dịch bệnh cao điểm; tuyên truyền về những tấm gương người tốt, việc tốt;...

Về kế hoạch tổ chức dạy và học, thi tốt nghiệp, tuyển sinh năm 2020, Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện giãn cách học sinh phải phù hợp với điều kiện thực tế, không cứng nhắc. Chú trọng điều chỉnh, bổ sung chương trình, nội dung, hình thức học phù hợp với điều kiện thực tế phòng dịch. Thực hiện nghiêm các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên tới trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2020, bảo đảm chất lượng, phù hợp với tình hình; tăng cường thanh tra, giám sát, không để xảy ra sơ suất, phát sinh tiêu cực trong thi tốt nghiệp, tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2020, bảo đảm kỳ thi được tổ chức thành công. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn kỳ thi tốt nghiệp, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, bảo đảm cho kỳ thi được tổ chức công bằng, nghiêm túc.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 26/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

(LĐTĐ) Đến với điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (thuộc huyện Ba Vì), du khách không chỉ được tham quan một điểm đến mới, mà còn được tham gia trải nghiệm hành trình chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và các hoạt động tìm hiểu văn hóa của người Dao.
Người dân ra vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cần biết

Người dân ra vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cần biết

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động