Sớm ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia
Hiện tai nạn giao thông (TNGT) đang là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây TNGT là do các phương tiện chạy quá tốc độ (9,37%), đi không đúng phần đường, làn đường (28,65%); do sử dụng rượu, bia (4,36%)...
Trong hoạt động điều tra, xử lý TNGT, vấn đề kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ có nồng độ cồn trong máu trong máu vượt quá mức quy định gây tai nạn là vấn đề đang được quan tâm, trao đổi và bàn luận trong nhiều diễn đàn.
Chúng ta đều biết, rượu – bia đang được coi là một loại thức uống rộng rãi và rất phổ biến. Hầu hết mọi người dân đều có thể coi rượu, bia như là một thức uống không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và được xem như là “miếng trầu là đầu câu chuyện” trong các buổi giao lưu tại các lễ hội,cưới hỏi, ma chay, tạ ơn, mừng nhà mới… là một trong các yếu tố góp thêm phần vui vẻ.
Sử dụng rượu, bia không phải là xấu, bởi khoa học đã chứng minh sử dụng rượu, bia cũng có một số lợi ích cho sức khỏe nhất định, nếu uống rượu một cách điều độ sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, tim mạch khỏe mạnh hơn, phòng ngừa đột quỵ…
Không những vậy, rượu -bia còn mang lại sự phấn chấn, sảng khoái khi chúng ta có dịp ngồi lại với nhau trong các ngày lễ, ngày hội, giao lưu trong công việc… Khi có men rượu mọi người cảm thấy vui vẻ hơn và dễ bỏ qua những “sơ suất” của nhau trong cuộc sống đời thường, giúp con người gần gũi và thân thiện với nhau hơn.
Chính vì thế hình thức uống rượu, bia cũng mang những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam mà ở nhiều nước khác không có được nét tinh tế như vậy. Đồng thời, việc tiêu thụ rượu, bia cũng gắn liền với quyền lợi thu nhập của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhà nước và cá nhân.
Nhưng, việc sử dụng rượu, bia thế nào cho hợp lý là vấn đề chúng ta cần bàn. Bên cạnh những nét tích cực như vậy thì việc sử dụng rượu, bia vượt quá mức quy định cũng có tác hại gây ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, sinh hoạt của con người. Hiện nay, trong đời sống hàng ngày, rượu - bia đã được lạm dụng quá nhiều và hậu quả của việc lạm dụng rượu, bia đang là vấn dề quan tâm của xã hội. Đặc biệt, vấn đề người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống rượu, bia gây TNGT là một thực trạng đáng lo ngại hiện nay.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu, bia. Tình trạng say rượu, bia khiến người điều khiển phương tiện không kiểm soát được hành vi dẫn đến gây tai nạn và thương vong trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng, hơn nữa hậu quả của các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia thường rất nghiêm trọng cả về tính chất của vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản. Qua tìm hiểu ở một số bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Việt - Đức có tới 60% số ca cấp cứu do TNGT có liên quan đến sử dụng rượu, bia…
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tùy vào từng mức độ sử dụng rượu bia sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tham gia giao thông. Cụ thể, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; ở mức 0,1mg/l khí thở, người điều khiển sẽ gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; nếu với nồng độ 0,2mg/l khí thở, người điều khiển dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng.
Nếu ở các mức độ cao hơn, người uống có thể bị lú lẫn khiến họ không thể tự chủ được hành vi cá nhân… Cũng theo nghiên cứu của tổ chức WHO, khi tiến hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam đã cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.
Tác hại của rượu, bia vô cùng lớn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì lẽ, rượu, bia làm giảm khả năng tập trung và khả năng nhận biết đối phó với các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện, làm giảm phản xạ của người điều khiển phương tiện. Người điều khiển phương tiện bị ảnh hưởng bởi rượu, bia thường có khuynh hướng dễ bốc đồng vi phạm quy tắc giao thông như điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của biển báo, đèn tín hiệu giao thông là những lỗi trực tiếp gây ra TNGT.
Máy đo nồng độ cồn của Uber |
Xét về góc độ sinh học, khi đã sử dụng rượu, bia người điều khiển phương tiện dễ ngủ gật, làm giảm khả năng phán đoán, xử lý tình huống kém, làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông. Qua thực tế cho thấy, các vụ va quyệt tai nạn giao thông thường xảy ra vào thời điểm từ 12 giờ đến 14 giờ và từ 21 giờ đến 0 giờ hầu hết đều liên quan đến rượu, bia.
Qua đó cho thấy, cần tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về Luật giao thông đường bộ và các chế tài xử phạt đối với người vi phạm Luật giao thông, đặc biệt với người điều khiển xe cơ giới vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Các trường cần lồng ghép nội dung giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu, bia vào môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học, bậc học. Chú trọng tuyên truyền, thông tin cho học sinh, sinh viên về tác hại của lạm dụng rượu, bia với sức khỏe con người, tác hại đối với từng lứa tuổi, độ tuổi được phép mua, uống rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia…
Nhà nước cần ban hành những chế tài cụ thể trong việc sản xuất, nhập khẩu rượu bia; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ áp dụng chính sách thuế phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia nhằm làm giảm việc sử dụng rượu bia, cũng như hạn chế tình trạng buôn lậu và sử dụng rượu, bia không đảm bảo tiêu chuẩn; quy định việc in thông tin về tác hại của lạm dụng rượu, bia trên nhãn sản phẩm giúp người dân nâng cao nhận thức về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia.
Tăng cường công tác quản lý đối với đội ngũ lái xe của các cơ quan, xí nghiệp, hãng vận tải hành khách thường xuyên lưu thông trên đường. Tiến hành ký cam kết giữa các tài xế lái xe ô tô với các chủ doanh nghiệp theo nguyên tắc “nói không với rượu, bia” và “đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”
Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở, trung tâm vui chơi giải trí, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự có liên quan đến kinh doanh, buôn bán rượu, bia (cơ sở kinh doanh Karaoke, vũ trường, quán bar…), kịp thời chấn chỉnh, kiểm tra và xử lý các vi phạm về bán, sử dụng rượu, bia nhằm hạn chế đến mức tối đa việc lạm dụng rượu, bia gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Tăng cường thực hiện kiểm soát theo chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn. Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn. Nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Giao thông 24/12/2024 08:43
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43