Sinh viên được vào hội đồng trường, có quyền bầu hiệu trưởng
Điểm mới của dự thảo Luật Giáo dục đại học là quy định để đại diện sinh viên tham gia vào Hội đồng trường. Ảnh: Hải Nguyễn |
Có sinh viên trong hội đồng trường để… theo chuẩn quốc tế
Điểm mới được Bộ GDĐT đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH là sinh viên tham gia vào hội đồng trường.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội thảo. Ảnh: Mỹ Anh |
Theo PGS-TS Lê Minh Thắng - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, việc đưa sinh viên vào hội đồng trường là hết sức cần thiết.
“Đây là điểm rất mới và tích cực. ĐH Bách Khoa Hà Nội khi tham gia một chương trình quốc tế, họ đã thắc mắc vì sao chúng tôi không có sinh viên tham gia trong hội đồng trường. Dù chúng tôi đã giải thích có đồng chí Bí thư đoàn thanh niên, họ vẫn không chấp nhận. Vì vậy, theo tôi việc có sinh viên trong hội đồng trường là cần thiết. Sinh viên cần có tiếng nói, được quyết nghị những vấn đề trong trường” - PGS Lê Minh Thắng nêu quan điểm.
Ngoài ra, bà cho rằng quy định Hội đồng trường được bầu hiệu trưởng là điểm rất tiến bộ, tuy nhiên cần phân định rõ hơn quyền hạn của chủ tịch hội đồng trường với ban giám hiệu và bộ chủ quản để dễ dàng trong công tác điều hành. Bà cũng kiến nghị cần tăng thành phần bên ngoài trong hội đồng trường - đặc biệt là lãnh đạo các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường ĐH lại kiến nghị ngược lại. Theo PGS-TS Đào Văn Đông - Hiệu trưởng Trưởng ĐH công nghệ Giao thông vận tải, dự thảo Luật quy định các thành viên bên ngoài tham gia hội đồng trường chiếm tỉ lệ tối thiểu 30% tổng số thành viên là quá nhiều. Ông kiến nghị chỉ nên chiếm 20%.
PGS-TS Nguyễn Văn Nội - Hiệu trưởng ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng cần tăng tỉ lệ cán bộ giảng viên và giảm số người bên ngoài tham gia hội đồng trường.
Vai trò của hội đồng trường đến đâu?
Vấn đề vai trò của hội đồng trường cũng được các đại biểu bàn luận sôi nổi. Ngoài việc có quyền bầu và miễn nhiệm hiệu trưởng, theo dự thảo Luật sửa đổi, hội đồng trường còn được tham gia vào nghị quyết chiến lược, quy hoạch phát triển, vấn đề thu, chi… Đa phần ý kiến đều cho rằng hội đồng trường không nên can thiệp quá sâu vào những chuyện “bếp núc” của trường, như: Mua sắm tài sản, thiết bị…
Một trong 2 vấn đề Bộ GDĐT muốn lấy ý kiến là việc hội đồng trường bầu hiệu trưởng và các hiệu phó sau đó trình Bộ GDĐT công nhận, hay là trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Về điều này, còn nhiều ý kiến tranh cãi, mỗi người chọn một phương án. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ GDĐH cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của dư luận, trước khi trình Chính phủ và Quốc hội vào năm 2018.
Theo Đặng Chung/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02