Đề xuất thay đổi cơ chế tuyển sinh, thu học phí
Miễn học phí cho trẻ 5 tuổi vùng đặc biệt khó khăn từ 2018 | |
Lấy ý kiến phản biện đối với dự thảo nghị quyết về mức thu học phí |
Tuyển sinh theo ngành
Chiều 24.11, Bộ GDĐT tổ chức trao đổi thông tin về GDĐT. Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, qua quá trình nghiên cứu Luật Giáo dục Đại học năm 2012 có hơn 50 điều có thể đặt ra để sửa đổi. Tuy nhiên, đây chỉ là lần sửa đổi, bổ sung, chưa phải làm luật mới nên nhiệm vụ đặt ra là sửa đổi vấn đề nút thắt nhất để các trường có thể tự chủ đại học, đáp ứng nhu cầu đổi mới.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - thông tin tại buổi họp. Ảnh: H.Nguyễn |
Đặc biệt, dự thảo lần này đề xuất sửa đổi xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Ngoài ra, dự thảo quy định các cơ sở giáo dục đại học được mở ngành khi đáp ứng điều kiện.
Về vấn đề này, PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho hay: Việc giao chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành, mở ngành đã được quy định về nhân lực, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo. Thực tế, việc quy định công khai danh sách giảng viên cũng đã được thực hiện trong quy định “Ba công khai” nhưng không phải trường nào cũng thực hiện nghiêm túc. Vì thế, cần siết chặt cơ chế giám sát và chế tài xử lý đối với các trường.
Trong dự thảo thông tư ban hành "Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục" vừa công bố, Bộ GDĐT cũng đã đưa ra yêu cầu các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đều phải công khai danh sách chi tiết giảng viên cơ hữu theo khối ngành, tỉ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi theo từng khối ngành.
Những trường không công khai thông tin như yêu cầu, hoặc công khai không đầy đủ, sai sự thật sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trường sai phạm còn có thể bị xem xét tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh hoặc đình chỉ tuyển sinh. "Như vậy sẽ hạn chế được việc cung cấp số liệu không chính xác" - PGS-TS Bùi Đức Triệu nhận định.
Tự quyết mức học phí
Dự thảo lần này cũng đề xuất các cơ sở giáo dục đại học được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo.
Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT lý giải thêm: Như vậy, học phí sẽ không bị áp trần nữa mà trở thành giá dịch vụ đào tạo, các trường trên cơ sở đó sẽ tự quyết định mức học phí sao cho tương ứng với chất lượng đào tạo. Để đảm bảo quyền lợi cho người học, trong luật thiết kế sẽ quy định mức học phí của từng năm học, từng khoá học và khoản thu phải được thông báo với người học từ lúc thông báo tuyển sinh.
PGS-TS Bùi Đức Triệu cho rằng: Phụ huynh và học sinh không cần quá lo ngại về việc học phí và chất lượng không tương xứng. Việc các trường được tự xác định học phí không phải là “thích làm gì thì làm” mà còn phải chịu sự điều chỉnh vào một số Luật liên quan như: Luật phí và Lệ phí hay Luật Giá.
Sẽ được phép mở doanh nghiệp trong trường học
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, nét mới của dự thảo là trong trường có thể thành lập doanh nghiệp. Đây là thể chế hoá tư tưởng trong Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ là có cơ chế chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng dụng triển khai thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
“Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp đều giới hạn trong thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học là chính chứ không phải kinh doanh. Điều này thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đào tạo nghiên cứu trong trường gắn với nhu cầu thị trường.
Nếu để các nhà khoa học tự thương mại hoá kết quả của mình thì hiệu quả sẽ không cao bởi nhà khoa học không có kiến thức về kinh doanh và khó khăn trong thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Vì vậy cần có cơ chế doanh nghiệp để giúp đỡ họ” - bà Phụng cho hay.
PGS-TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, thành viên ban nghiên cứu, soạn thảo - cho biết thêm, doanh nghiệp được thành lập cũng phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Theo Huyên Nguyễn/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40