Góp ý vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục:

Miễn đóng học phí cấp nào trước?

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành với một số thay đổi đáng chú ý như miễn học phí tới cấp THCS. Ngay sau khi đưa ra lấy ý kiến góp ý rộng rãi, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đã bày tỏ quan điểm quanh đề xuất này.
mien dong hoc phi cap nao truoc Miễn học phí sẽ tạo thuận lợi cho việc phổ cập giáo dục
mien dong hoc phi cap nao truoc 4 điểm nổi bật của dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục

Đề xuất miễn đóng học phí cấp THCS

Theo ông Ngô Văn Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính, Bộ GDĐT (tại một hội nghị góp ý cho Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội), theo quy định hiện hành, toàn bộ học sinh bậc Tiểu học ở nước ta không phải đóng học phí. Còn cấp mầm non và THCS vẫn phải đóng học phí.

mien dong hoc phi cap nao truoc
Học sinh Trường tiểu học Văn Chương, Hà Nội khai giảng năm học mới. Ảnh: PT

Nhà nước chỉ thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với các đối tượng thuộc diện chính sách như học sinh hộ nghèo học sinh dân tộc và thực hiện miễn học phí đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Đồng thời, thực hiện miễn học phí đối với học sinh mẫu giáo và học sinh, sinh viên tàn tật khuyết tật có khó khăn về kinh tế và đối với trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo. Ngoài ra còn thực hiện miễn học phí đối với học sinh mẫu giáo và học sinh phổ thông là con hạ sĩ quan, binh sĩ chiến sĩ học sinh hệ cử tuyển, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.Song ông Thịnh cho rằng chính sách về học phí hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế.

Cụ thể, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Khoản 1 Điều 11 quy định: “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước”.

Tuy nhiên đến nay Nhà nước mới chỉ thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh tiểu học. Các cấp học còn lại vẫn phải đóng học phí, trong đó có học sinh THCS. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.Ngoài ra hiện nay phần lớn học sinh mầm non, học sinh THCS và học sinh phổ thông sống ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng có thu nhập tương đối thấp.

Mặc dù mức thu học phí không cao nhưng cũng gây khó khăn cho các gia đình, đặc biệt các gia đình tiệm cận hộ nghèo. Vì thế, thời gian vừa qua, cử tri cả nước thông qua các đại biểu Quốc hội cũng mong muốn được miễn học phí cho học sinh THCS để đảm bảo chính sách phổ cập giáo dục đối với học sinh THCS.

“Việc miễn học phí cho cấp THCS hoàn toàn phù hợp với tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết khẳng định từ sau năm 2020, bậc học phổ thông sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm; Luật giáo dục hiện hành cũng đã quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Đây là những căn cứ để Bộ GD-ĐT đề xuất việc miễn học phí cho học sinh bậc THCS”- ông Thịnh cho hay.

Ông Thịnh cho biết thêm, để chuẩn bị cho đề xuất miễn học phí cấp THCS, Bộ GD-ĐT đã nghiên cứu tại 18 nước, đại diện cho 4 châu lục. Các nước được nghiên cứu có thu nhập thấp, thu nhập cao, thu nhập trung bình. Qua nghiên cứu cho thấy, có 33% các nước miễn học phí cấp mầm non, 100% các nước miễn học phí cấp tiểu học, 61% các nước miễn học phí cấp THCS và 44% các nước miễn học phí hoàn toàn cấp THPT.

Liên quan đến vấn đề trên, GS.TSKH Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ quan điểm, nếu được Chính phủ đồng ý và trình Quốc hội thông qua việc miễn học phí ở cấp THCS thì đó là một bước tiến lớn trong chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.

Bởi nước ta tuyên bố phổ cập THCS mà không miễn học phí thì chưa trọn vẹn.Bởi phổ cập tức vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của học sinh và phụ huynh. Hiểu đúng như vậy thì phải tạo điều kiện cho người dân thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đó và đương nhiên phải miễn học phí.

Tuy nhiên, GS.TSKH Đào Trọng Thi lại bày tỏ lo ngại, nếu miễn học phí ở cấp THCS thì ngân sách ở đâu ra và làm sao để tạo được sự đồng thuận của xã hội. Đó mới là điều cần bàn sâu hơn vì ngân sách Nhà nước còn có hạn, còn nhiều lĩnh vực khác cũng cần được quan tâm.

Nên ưu tiên cấp Mầm non miễn học phí trước

Trao đổi về việc miễn học phí, ông Nguyễn Quang Long - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nam cho biết, phụ huynh học sinh mong chờ được miễn học phí từ lâu. Nếu miễn đóng học phí thì nên mở rộng đối tượng miễn học phí đến cấp mầm non.Nếu không thể được, có thể nghiên cứu để miễn học phí đến đối tượng phổ cập (hiện đã phổ cập đến trẻ mầm non dưới 5 tuổi).

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nam Định cũng đồng thuận chủ trương miễn học phí đến cấp mầm non."Tôi đồng tình và đề xuất mở rộng diện miễn học phí ra cả cấp mầm non. Số tiền đóng góp từ học phí (miền núi hiện chỉ 35.000 đồng/học sinh và đồng bằng 150.000 đồng/học sinh), con số rất nhỏ nên Bộ cần xem xét lại"- ông Dũng nêu quan điểm.

Trước đó, đóng góp vào dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) cho rằng, đề xuất miễn học phí ở cấp THCS đã từng được ngành Giáo dục đề cập tới.

Lần này, Bộ GD-ĐT lại đề cập đến miễn học phí ở cấp học THCS nên Quốc hội cũng cần lưu ý đến vấn đề này, xem cách thức thực hiện như thế nào. Bởi vì đề xuất trên sẽ góp phần thúc đẩy càng nhiều học sinh đến trường học, không phải bỏ học giữa chừng.

H.Thành

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Những tháng đầu năm, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng đã triển khai, tổ chức các hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đạt được những kết quả tích cực.
Công đoàn Trường Mầm non Hữu Bằng chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động

Công đoàn Trường Mầm non Hữu Bằng chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong cán bộ, giáo viên, người lao động nhằm tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích. Đây cũng là “liều thuốc” tinh thần để mọi người gắn bó, đoàn kết, tạo hiệu quả hơn trong công việc.
Tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động

Tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động

Từ đầu năm, các Công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua và động viên 100% cán bộ, công nhân viên chức lao động đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu thi đua theo Luật Thi đua, khen thưởng, quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn...
LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Nâng cao kỷ luật, tác phong công nghiệp trong CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Nâng cao kỷ luật, tác phong công nghiệp trong CNVCLĐ

Thời gian qua, bên cạnh việc triển khai hiệu quả công tác chăm lo cho công nhân, viên chức, lao động, các cấp Công đoàn huyện Ứng Hòa cũng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, học tập nâng cao trình độ và ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Sáng 12/4, tại Hội trường A2 Đại học Kinh tế Quốc dân, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.

Tin khác

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Sáng 12/4, tại Hội trường A2 Đại học Kinh tế Quốc dân, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT

Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT

Dự kiến từ ngày 10 đến 23/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 15 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 tại 30 Sở GD&ĐT theo 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5

Học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày liên tục (từ thứ Tư, ngày 30/4 đến hết Chủ nhật, ngày 4/5).
29 Trung tâm GDNN - GDTX được giao 12.080 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

29 Trung tâm GDNN - GDTX được giao 12.080 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 570/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) năm học 2025 - 2026.
Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2025 - 2026

Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2025 - 2026

Năm học 2025 - 2026, 122 trường trung học phổ thông (THPT) công lập, công lập tự chủ ở Hà Nội được giao 79.740 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1979/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội năm 2025.
Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi

Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi

Trước thông tin phản ánh về việc một số cơ sở đào tạo xây dựng các tổ hợp xét tuyển đại học năm 2025 không có môn cốt lõi phù hợp với ngành đào tạo, có nguy cơ ảnh hưởng chất lượng đào tạo và thiếu công bằng trong tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản gửi các nhà trường.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước

Trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 toàn Thành phố. Đề thi được cho là đảm bảo đúng cấu trúc và định dạng của đề thi tốt nghiệp THPT.
Hà Nội: Kiên quyết không để xảy ra hiện tượng xếp hàng, chen lấn khi tuyển sinh đầu cấp

Hà Nội: Kiên quyết không để xảy ra hiện tượng xếp hàng, chen lấn khi tuyển sinh đầu cấp

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm nay, Hà Nội kiên quyết không để xảy ra hiện tượng xếp hàng, xô đổ cổng trường nộp đơn xin học cho con. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã triển khai tuyển sinh đầu cấp toàn bộ bằng phần mềm, thông qua trung tâm điều hành thông minh.
Xem thêm
Phiên bản di động