Sinh viên 'choáng' vì trường tăng 5 lần lệ phí học lại
“Tuýt còi’ Hiệu trưởng thu tiền xã hội hóa "cao nhất Bắc Trung Bộ" | |
Trường ĐH công rục rịch tăng học phí | |
Tăng học phí đại học, cao đẳng: Thêm gánh nặng cho sinh viên |
Tuấn - sinh viên năm 3 Đại học Hồng Bàng (TP HCM) cho biết, năm trước cậu bị rớt 4 môn với tổng 10 tín chỉ. Mải đi làm thêm nên năm nay nam sinh đăng ký học lại. "Đùng một cái trường ra quyết định tăng phí học lại từ 120.000 đồng lên 600.000 đồng một tín chỉ. Do vậy tổng số tiền em phải đóng là 6 triệu đồng thay vì 1,2 triệu", cậu này than.
Tương tự, nhiều sinh viên trong lớp Tuấn cũng "choáng" trước quyết định của trường. Riêng môn Thống kê du lịch (2 tín chỉ), gần một nửa sinh viên lớp này phải học lại. Nhiều người khác cũng phải học lại từ 1-5 môn, đặc biệt có nhiều môn như Triết học Mác - Lênin có tới 5 tín chỉ, Giáo dục quốc phòng 8 tín chỉ...
"Có học kỳ bọn em phải học tới 8 môn, lịch thi và lịch học lại được trường sắp xếp bất hợp lý. Nhiều khi lịch thi diễn ra liên tục, bọn em không có thời gian ôn bài nên không ít bạn bị rớt", Tuấn nói và cho rằng trường có mức thu học phí cao nhưng nhiều thiết bị cơ sở vật chất lại kém chất lượng, bàn ghế nhiều cái bị gãy, mục, các công trình công cộng cũng không được đảm bảo.
Sinh viên Đại học Hồng Bàng nộp tiền học phí. Ảnh: Nguyễn Loan |
Cũng dở khóc dở cười với quyết định này, Thùy Chi cho biết, khi chuyển từ khoa Công nghệ thông tin sang Du lịch đã phải đóng 16,8 triệu đồng để học các môn cũ. Theo nữ sinh, trước đây việc chuyển từ khoa này qua khoa khác của trường nếu phải học thêm các môn chênh lệch giữa 2 ngành thì sinh viên sẽ được học miễn phí. Nhưng nay trường quyết định thu cào bằng 600.000 đồng một tín chỉ.
"Trường tăng cũng cần phải có lộ trình và thông báo trước để sinh viên chuẩn bị tâm lý, chứ làm đột ngột như thế này tụi em rất sốc", Thùy Chi nói.
Theo quyết định về việc ban hành danh sách các khoản thu và mức thu năm học 2015-2016 có hiệu lực từ ngày 9/11 của Đại học Hồng Bàng, tiền phí học lại mỗi tín chỉ đối với bậc đại học là 600.000 đồng, tiến sĩ là 1,5 triệu đồng, thạc sĩ là 1,2 triệu đồng, cao đẳng 500.000 đồng... Còn đối với những sinh viên nào có nhu cầu đăng ký học lại khi không có lớp (học theo yêu cầu) thì phải đóng 1-3 triệu đồng mỗi tín chỉ.
PGS.TS Đỗ Vĩnh - Phó hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng - cho biết, trước đây trường cào bằng mức thu đối với lệ phí học lại là 120.000 đồng một tín chỉ. Còn cách tính học phí đối với sinh viên học chính khóa là bằng tổng số tiền học phí một năm chia cho tổng số tín chỉ của năm học đó. Với mức thu phí trên, nhiều sinh viên không có ý thức trong việc học, sẵn sàng học lại vì số tiền quá thấp.
"Việc tổ chức cho sinh viên học lại chỉ để giúp các em ra trường đúng thời hạn. Chúng tôi không khuyến khích các em học lại để thu tiền", ông Vĩnh nói và cho rằng việc học lại thường không đảm bảo chất lượng môn học vì sinh viên phải học dồn trong thời gian ngắn, còn thầy cô vì thương học trò nên thường "chiếu cố" cho qua.
Cũng theo ông Vĩnh, trong danh mục các khoản thu mới công bố có nhiều khoản thu trước đây đã được bỏ, nhiều khoản khác cũng giảm xuống. Ví dụ như phí phúc khảo bài thi giảm từ 1,5 triệu đồng xuống còn 200.000 đồng. Khoản thu đối với sinh viên dưới 7,0 điểm muốn làm khóa luận hay phí thi nhanh cũng đã được bỏ.
Sau khi nhận phản ánh của sinh viên, lãnh đạo Đại học Hồng Bàng cho biết sẽ xem xét để đưa ra mức thu hợp lý hơn đối với sinh viên học lại, có thể bằng với mức thu chính khóa chứ không cào bằng 600.000 đồng mỗi tín chỉ. Trường cũng cho biết đang có kế hoạch tu bổ lại cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo.
Theo Nguyễn Loan/Vnexpress
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12