Sinh viên bị đuổi học nhiều, do... ngồi nhầm đại học?!
Sinh viên bị đuổi học nhiều, do đâu? | |
Nam sinh ném thùng rác vào cô giáo bị đuổi học một tuần |
Linh, sinh viên năm 3 Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết đang lo lắng khi ra trường có làm đúng nghề hay không bởi thực lòng em không thích ngành đang học. “Đôi khi em nghĩ mình nên chuyển sang học ngành khác nhưng lại thấy tiếc quãng thời gian qua” - Linh nói và cho biết bạn bè của em, nhiều người đã tự ý bỏ học hoặc bị buộc thôi học.
Mất phương hướng
Nhiều sinh viên năm nhất ngành sư phạm của Trường ĐH Tây Nguyên vừa quyết định bỏ học, tìm hướng đi khác khi nhận ra mình không phù hợp với nghề và khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Thống kê cho biết đầu năm học, lớp sư phạm văn K15 của Trường ĐH Tây Nguyên có 53 sinh viên nhưng đến nay đã có 11 sinh viên nghỉ học. Quyết định nghỉ học, tìm hướng khác của những sinh viên sư phạm văn của Trường ĐH Tây Nguyên xem ra vẫn là sự điều chỉnh kịp thời bởi nếu cứ níu kéo thì chưa biết tương lai sẽ như thế nào.
Ở nhiều trường ĐH, mỗi học kỳ có hàng trăm sinh viên bị buộc thôi học do có kết quả học tập yếu. Đại diện các trường cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên song lại xuất phát từ việc các em đang học những ngành nghề không phù hợp với bản thân.
Quy chế tuyển sinh cần có những thay đổi quan trọng để học sinh được hướng nghiệp trước, hướng trường sau. Ảnh: Bảo Lâm |
TS Trần Thế Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho biết 3 năm trở về trước, số sinh viên bị buộc thôi học tại trường khoảng 4%. Theo ông, quyết định vào ĐH mà không quan tâm đến ngành nghề mình yêu thích hay không là nguy hiểm bởi sinh viên sẽ không tìm được hứng thú trong học tập, nghiên cứu. Đồng quan điểm, TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho rằng quyết định chọn ngành nghề phải xuất phát từ sự yêu thích, sự phù hợp với nghề nghiệp của người học. Sinh viên chọn sai ngành học sẽ không thể có sự thành công về nghề nghiệp trong tương lai.
Xét tuyển quá dễ dãi
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho rằng về quan điểm, những học sinh có khả năng học ĐH mới trúng tuyển nhưng với cách tuyển sinh của nhiều trường trong vài năm trở lại đây lại quá dễ.
Với đề án tuyển sinh riêng, nhiều trường quy định xét tuyển đầu vào ĐH dựa trên kết quả học bạ đối với thí sinh có kết quả từ 6,0 điểm trở lên. Với quy định này, các chuyên gia tuyển sinh nhận định ngay cả khi thí sinh không trúng tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia (trước năm 2015 là kỳ thi tuyển sinh ĐH) vẫn có thể trúng tuyển từ xét kết quả học bạ. Chính vì quy định điểm xét tuyển quá ư dễ dãi này, nhiều thí sinh đã chọn học ĐH thay vì CĐ.
Theo ThS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, từ khi các trường được xét tuyển ĐH từ đề án tuyển sinh riêng thì các trường CĐ, TCCN, đặc biệt là trường ngoài công lập, lâm vào tình cảnh khó tuyển sinh. Trường nào giỏi lắm cũng chỉ tuyển được vài trăm sinh viên, có trường chỉ được 100 sinh viên nên rất khó duy trì hoạt động. Ông Lâm cho rằng học phí ĐH so với bậc CĐ không chênh lệch nhiều trong khi tâm lý của xã hội, cùng áp lực của gia đình thì người học bị ép vào ĐH dù không thích hoặc cảm thấy không đủ sức.
Hiệu trưởng một trường ĐH ngoài công lập ở TP HCM nhìn nhận khả năng học ĐH của nhiều sinh viên, đặc biệt là đối tượng xét tuyển bằng học bạ rất hạn chế nhưng vì “nồi cơm” nên trường khó lòng từ chối khi các em nộp hồ sơ xét tuyển. Với những đối tượng này, nếu các em không có sự cố gắng thì sớm muộn cũng bị loại khỏi môi trường ĐH.
Cần điều chỉnh quy chế tuyển sinh TS Trần Đình Lý cho rằng kỳ tuyển sinh năm 2015 chắc chắn có nhiều thí sinh trúng tuyển ĐH nhưng không học ở những ngành yêu thích. Bởi lẽ, khi đăng ký 4 nguyện vọng nhỏ trong 1 trường thì có thể ngành yêu thích lại không trúng tuyển mà đậu ngành không yêu thích. Việc này đi ngược lại nguyên tắc hướng nghiệp là: Hướng nghiệp trước, hướng trường sau. Việc này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh trong kỳ tuyển sinh 2016. |
Theo Huy Lân/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12