Sinh viên bị đuổi học nhiều, do đâu?
Nam sinh ném thùng rác vào cô giáo bị đuổi học một tuần | |
Có hay không việc học sinh bị đuổi học vì không ăn bán trú? |
Sáng 2-12, bà H. từ Long An tìm đến Trường ĐH Nông Lâm TP HCM hỏi xem cậu con trai tên T. (sinh viên năm 4 ngành công nghệ thông tin) có đi học hay không vì gia đình được nhà trọ thông báo 3 tuần nay, T. không về phòng. Tại Phòng Công tác sinh viên, bà H. được thông báo T. vẫn đi học nhưng kết quả rất kém, có nguy cơ bị đình chỉ.
Càng học càng sa sút
Bà H. cho biết trong 2 năm đầu là sinh viên, T. đến trường rồi về nhà mỗi ngày. Thấy quãng đường đi học xa quá nên từ năm 3, T. được cha mẹ cho ở trọ gần trường và cung cấp mỗi tháng 2,4 triệu đồng. Mỗi tuần, T. vẫn về nhà và khi cần thì gia đình vẫn liên lạc qua điện thoại. Tuy nhiên, do không yên tâm với việc học của con, bà H. tìm đến trường và vô cùng thất vọng khi biết T. đã bị cảnh báo lần 1 vào ngày 28-10 do có điểm trung bình học kỳ 2 (năm học 2014-2015) là 0,4 vì đăng ký học 4 môn nhưng rớt 3. Theo Phòng Công tác sinh viên, học kỳ nào T. cũng phải học lại khoảng 2 môn.
Sinh viên thiếu động lực học tập trên giảng đường cũng có nguyên nhân do vào ĐH không đúng nguyện vọng |
TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết có khá nhiều sinh viên sa sút trong học tập dẫn đến bị cảnh cáo và đình chỉ học tập. “Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, như có em lao vào làm thêm kiếm tiền mà quên học tập nhưng chủ yếu là ham chơi, nghiện game…” - TS Lý nói.
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng so với trước kia, số sinh viên có ý thức nghiêm túc, học thật, học để lập thân, lập nghiệp giảm; ngược lại, số sinh viên không có tinh thần học tập tăng. Nguyên nhân chính là do các em quá sa đà vào ăn nhậu, nghiện game, số khác lại sa vào việc buôn bán, kinh doanh đa cấp mà không xác định được nhiệm vụ chính của mình là học. Theo ông Đức, nếu sinh viên không tập trung học tập ngay từ đầu thì rất dễ bị sa sút trong học tập, từ đó dẫn đến phải học lại. “Khi sinh viên trượt dài trên con đường này thì nguy cơ bị đình chỉ học là hoàn toàn có thể” - ông nhận định.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, năm 2012 có 275 sinh viên bị buộc thôi học, năm 2014 có 249 sinh viên, năm 2015 có 100 sinh viên, đỉnh điểm là năm 2013 khi nhà trường buộc thôi học đến hơn 500 sinh viên.
Trung bình mỗi năm học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM có hơn 2.000 sinh viên bị cảnh cáo và buộc thôi học. Trong đó, hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học (gồm hơn 100 sinh viên hệ ĐH, còn lại là sinh viên CĐ và CĐ nghề); Trường ĐH Ngân hàng TP HCM mỗi năm cũng có gần 400 sinh viên bị buộc thôi học; Trường ĐH Nông Lâm TP HCM buộc thôi học gần 300 sinh viên…
Không thể quản lý kiểu phổ thông
Ở Trường ĐH Công nghệ TP HCM (Hutech), năm nào cũng phải xử lý một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông, cho biết số này lên tới vài trăm em, nhà trường đã phải sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết như tổ chức bộ phận giám thị làm công tác ổn định tại các lớp học; thậm chí, nhờ công an hỗ trợ khi cần giải quyết với những sinh viên cá biệt, ý thức kém và lôi kéo sinh viên khác.
Theo đại diện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nhiều giáo viên phải tạm dừng lớp học để những sinh viên chăm chỉ, có ý thức học tập thuyết phục bạn bè tập trung học tập. Trường cũng thông báo rộng rãi cho sinh viên biết trước đề thi kết thúc môn sẽ dàn trải chứ không tập trung vào một vài nội dung để các em không học đối phó. Trong trường hợp không thuyết phục được sinh viên, trường phải dùng cả biện pháp mạnh là đình chỉ học tập dù đây là điều không ai mong muốn.
PGS- TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết năm nào trường cũng tổ chức buổi sinh hoạt với các tân sinh viên để giúp các em định hình việc học tập ở môi trường ĐH khác với bậc phổ thông như thế nào, từ đó chủ động trong học tập. Trường cũng tổ chức bộ phận hỗ trợ sinh viên khi các em gặp khó khăn trong học tập. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng thường các sinh viên ĐH không chịu sự quản lý trực tiếp của gia đình và nhà trường cũng không thể quản lý các em như ở cấp phổ thông.
“Tôi từng chứng kiến một phụ huynh đến trường quỳ lạy xin cho con được tiếp tục học tập. Vì vậy, đối với một gia đình khi có con em bị buộc thôi học là một điều thật khủng khiếp và hệ lụy của nó đôi khi còn tác động tiêu cực đến xã hội” - PGS-TS Đỗ Văn Dũng nói.
Thiếu động cơ học tập Ở Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, 2 năm trở lại đây, ý thức học tập của sinh viên đã giảm sút rất nhiều. Thạc sĩ Trịnh Hữu Chung, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết đây không phải là vấn đề của vài trường hợp cá biệt mà đã trở thành số đông. Có những tiết, sinh viên không tập trung nghe bài giảng mà nói chuyện riêng. Khi giáo viên mời ra ngoài thì có tới nửa lớp đứng dậy khiến tiết học phải tạm dừng. Nhà trường đã tìm hiểu xem có phải do giáo viên lên lớp quá buồn tẻ, nhàm chán khiến sinh viên chán học nhưng xem ra không phải. Nguyên nhân chính là do các em thiếu động cơ học tập. “Đôi khi chúng tôi nghĩ các em vào ĐH không phải cho bản thân mình mà là cho cha mẹ hoặc vào ĐH để “né” thực hiện nghĩa vụ quân sự...” - ông Chung lý giải. |
Theo Huy Lân/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40