Sẽ rất nguy hiểm nếu chủ quan!
Kỳ cuối: Chống dịch Covid-19, lạc quan nhưng không chủ quan! | |
Đừng để cá nhân gây hại tới cộng đồng | |
Tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm du lịch |
Một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý chủ quan với Covid-19 khi tại các nơi tập trung đông người không sử dụng các biện pháp bảo hộ như khẩu trang. Ảnh: Luyện Đinh |
Còn tâm lý chủ quan
Ít ngày qua, thông tin một cô gái trở về từ Ulsan (Hàn Quốc) nhưng không thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại nhà để tới tham gia một tiệc cưới đông người đã gây “bão” trên mạng xã hội. Hành động này ngay lập tức nhận chỉ trích vì sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm cộng đồng của cá nhân trên khi có thể gây bùng phát dịch bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng, hành vi trốn cách ly y tế, đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là vô trách nhiệm với chính bản thân và ảnh hưởng đến cộng đồng. Hơn hết nó còn thể hiện tâm lý chủ quan, lơ là và coi thường dịch bệnh nguy hiểm đã bắt đầu manh nha nảy sinh trong một bộ phận người dân.
Không riêng sự việc trên mà thực tế cho thấy, tại các nơi công cộng, nơi tập trung đông người không khó để bắt gặp cảnh thờ ơ, chủ quan trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, dù ban quản lý liên tục phát loa cảnh báo, tuyên truyền về dịch bệnh nhưng không ít người đến mua bán tại chợ không có ý thức mang khẩu trang để đề phòng lây nhiễm chéo. Đáng nói, chợ dân sinh là môi trường hết sức đặc thù với đông người qua lại và chuyên kinh doanh, cung cấp thịt tươi sống, việc không đeo các vật dụng bảo hộ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu tồn tại dịch bệnh.
Mặt khác, tại chợ dân sinh, bà con tiểu thương hàng ngày tiếp xúc với nhiều người, việc mua bán, trao đổi chủ yếu bằng tiền mặt nhưng không thường xuyên rửa tay sát khuẩn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch. Tương tự, tại nơi công cộng trên địa bàn Thành phố như công viên, quán nước, điểm dừng đỗ xe buýt… không khó để bắt gặp hình ảnh một bộ phận người dân Thủ đô có biểu hiện lơ là, chủ quan.
Khu vực hồ Hoàn Kiếm là ví dụ. Quanh khu vực này, vào buổi chiều hoặc đầu giờ sáng, nhiều người dân Thủ đô vô tư đi dạo mà không hề lo ngại dịch bệnh hay có các biện pháp phòng hộ cho bản thân và gia đình tại nơi đông người. Đáng chú ý, khi được hỏi lí do tại sao không sử dụng các vật dụng bảo hộ cần thiết như khẩu trang ở chỗ công cộng, không ít người hồn nhiên cho rằng, Việt Nam chữa được thành công các ca dương tính với virus nên không cần lo lắng nữa.
Mỗi người dân là chủ thể trong phòng dịch
Quanh vấn đề phòng chống Covid-19, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo để phòng chống dịch bệnh, người dân cần tuân thủ tốt các hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng sát khuẩn hoặc nước sát khuẩn tay nhanh, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã...
Tại Hà Nội, các địa phương đã triển khai thực hiện tương đối tốt khâu tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Thị xã Sơn Tây là ví dụ. Theo tìm hiểu, dù xa trung tâm, lại là địa phương có nhiều thế mạnh về du lịch với lượng khách trong và ngoài nước tìm đến đông song cho đến nay Sơn Tây chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19.
Công tác phòng chống Covid-19 được chính quyền địa phương và người dân thực hiện nghiêm túc, tuân thủ chuẩn mực. Chẳng hạn, với các trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần hoặc đến từ vùng dịch… Sơn Tây đều triển khai giám sát y tế theo quy định. Tại đây, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đóng trên địa bàn xã Xuân Sơn) thực hiện tiếp nhận công dân Việt Nam từ các vùng dịch trở về. Nhờ công tác thông tin, tuyên truyền cụ thể, kịp thời đến người dân, công tác giám sát và cách ly chặt chẽ, hiện dư luận quần chúng yên tâm, không hoang mang lo lắng về lây nhiễm dịch bệnh.
Đeo khẩu trang và trao tặng khẩu trang miễn phí cho mọi người là một trong những phương cách hữu hiệu đẩy lùi dịch bệnh. Ảnh: Luyện Đinh |
Đặc biệt, thời gian qua toàn thị xã tổ chức nhiều đợt phun hóa chất khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại các địa điểm công cộng và trường học với 396,9kg Cloramin B25% và Clorin 70%. Công an thị xã Sơn Tây cũng lập hồ sơ xử phạt 02 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Cùng với đó, nhiều hoạt động chung tay cùng người dân phòng, chống dịch như phát khẩu trang miễn phí; tặng nước rửa tay cho người nghèo, tân binh chuẩn bị lên đường nhập ngũ…
Quanh công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn Sơn Tây, ông Nguyễn Huy Khánh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã nhận định: Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hơn 1 tháng qua tất cả hệ thống chính trị từ thị xã đến các xã, phường, cơ sở cùng đoàn kết, đồng lòng, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, phát hiện kịp thời và thực hiện cách ly đúng quy định với các trường hợp nghi ngờ hoặc từ vùng dịch trở về, không để dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây cũng chỉ rõ, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới và tâm lý chủ quan của người dân những ngày gần đây, thị xã yêu cầu các xã, phường, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc lịch trực, chế độ thông tin báo cáo về thị xã và thành phố; tăng cường công tác tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và Công văn số 314/UBND-VHTT ngày 28/2/2020 của Ủy ban nhân dân thị xã về việc tuyên truyền thực hiện biện pháp cách ly phòng chống dịch Covid-19 để người dân không hoang mang, chủ động phòng, chống dịch, tránh tập trung đông người nếu không cần thiết;
Các nhà trường tiếp tục nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh, hướng dẫn học sinh ôn bài bằng những hình thức phù hợp, sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón học sinh quay trở lại học tập; công khai minh bạch thông tin để người dân được biết đồng thời xây dựng các tình huống, chủ động ứng phó nếu có dịch xảy ra trên địa bàn.
Trở lại với tình hình dịch bệnh Covid-19, hiện trên thế giới Covid-19 còn phức tạp, khó lường. Nhận thức rõ điều này, các chuyên gia y tế đều thống nhất rằng “trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, tuy chúng ta đã chiến thắng trận đầu, nhưng nếu chủ quan là tự sát”. Hơn lúc nào hết cần có các biện pháp toàn diện, quyết liệt và triệt để đối phó với dịch, nhất là trong việc nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng. Trước dịch Covid-19 thì việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các khuyến cáo của các cơ quan chức năng là biện pháp tốt nhất để phòng tránh. Đặc biệt, người dân cần là chủ thể trong phòng dịch, tránh tư tưởng chủ quan trong phòng chống dịch, bởi thực hiện đúng yêu cầu của ngành chức năng là bảo vệ cho chính mình, gia đình, người thân và cộng đồng trong xã hội.
Suốt từ đầu năm 2020 tới nay, thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã khiến thế giới lo ngại. Tình trạng lây lan từ tâm dịch tại Vũ Hán (Trung Quốc) tỏa ra tất cả tỉnh thành của quốc gia đông dân nhất thế giới, với số ca nhiễm và tử vong liên tục tăng, đã cho thấy sự nguy hiểm của loại virus chủng mới. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 với diễn biến lây lan phức tạp. Cho tới thời điểm hiện nay, dịch Covid-19 tiếp tục trở thành "cơn ác mộng" của nhiều quốc gia khác như: Hàn Quốc, Ý, Nhật Bản... khi tình trạng lây nhiễm chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Tại Việt Nam, tình hình lây nhiễm và việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đã được kiểm soát rất tốt, khi tổng số ca nhiễm bệnh được xác định là 16 trường hợp đều đã khỏe mạnh, không có ca tử vong và không có ca nhiễm mới trong nhiều ngày. Các trường hợp nghi nhiễm tại Việt Nam đều nhanh chóng được cách ly, nhận sự hỗ trợ của cơ quan y tế với quá trình thực hiện xét nghiệm nhanh chóng, chính xác. Những tín hiệu rất tích cực cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và những giải pháp đưa ra đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong "cuộc chiến" chống dịch Covid-19, sự chủ quan và nhận thức không đúng về dịch bệnh rất có thể sẽ dẫn đến những tình huống đáng tiếc… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46