Say nắng, say nóng: Chớ coi thường!
7 bài thuốc phòng say nắng, say nóng | |
Hai trường hợp hôn mê sâu do biến chứng của say nắng | |
Vợ thông minh kéo chồng mình ra khỏi cơn... 'say nắng' |
TS. Nguyễn Xuân Bình – Giám đốc Trung tâm thực hành khám chữa bệnh (Trường Cao đẳng y Hà Đông) cho biết: Thường mọi người bị say nóng và say nắng vẫn gọi chung là say nắng. Nhưng thực chất, say nắng và say nóng biểu hiện khác nhau, nhưng khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu không được cấp cứu kịp thời thì cả hai đều có thể dẫn tới tử vong. TS. Bình lý giải: Khi người bị say nóng, cơ thể sẽ bị chóng mặt, mệt, buồn nôn và tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức. Da nóng và lúc đầu lấp xấp mồ hôi sau đó khô, mạch mạnh lúc đầu, huyết áp lúc đầu tăng nhẹ nhưng sau đó hạ huyết áp, nhiệt độ thường trên 41oC. Khi người bị say nắng, thường có biểu hiện giống như say nóng, nhưng diễn biến nhanh, kèm theo các biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương (mất phương hướng, bị ảo giác, lẫn lộn, co giật, hôn mê…).
“Nguyên nhân của hiện tượng say nóng là do lao động nặng nhọc trong môi trường nóng, nóng hầm lò, nơi không khí ẩm thấp. Còn nguyên nhân của hiện tượng say nắng thường do phải lao động hoặc đi bộ lâu ngoài nắng nhất là buổi trưa khi trời nắng gay gắt, nhiệt độ tăng cao” – TS. Bình cho biết thêm.
Để tránh bị say nắng, say nóng, chúng ta nên hạn chế đi ra đường thời điểm nhiệt độc cao hay làm việc quá lâu dưới thời tiết nắng nóng. |
Khi bị say nóng, say nắng, mọi người thường bị rơi vào trạng thái không kiểm soát được hành vi, nhiều trường hợp nguy hiểm xảy ra như đang đi trên đường tự nhiên choắng váng, ngất xỉu rất nguy hiểm. Ngoài những biểu hiện đã nếu trên, thì theo TS. Bình, nếu cấp cứu không kịp thời, bệnh nhân say nắng, say nóng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như: tăng men tim, thủng cơ tim, phù phổi, sặc, kiềm hô hấp, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, hạ đường huyết, tăng uric máu, rối loạn đông máu, mất trí nhớ… Do vậy, TS. Bình cho rằng, khi người có hiện tượng bị say nắng, say nóng việc chữa trị nhằm hạ nhanh thân nhiệt và kiểm soát các tác động thứ phát là rất quan trọng.
“Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo, phun hoặc lau nước mát khắp người, sử dụng quạt tốc độ lớn. Để bệnh nhân nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt. Sau đó, tiến hành các biện pháp khác gồm: Sử dụng khăn ướt lạnh, đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối. Nếu sau 1 giờ, thân nhiệt xuống tới 39oC là đạt hiệu quả, sau đó tiếp tục theo dõi. Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao, có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy” – TS. Bình hướng dẫn.
Theo TS. Bình, hạn chế việc bị say nắng, say nóng, mọi người nên chủ động phòng tránh hiện tượng này hoặc hạn chế tối đa như: Đối với người dân, đặc biệt là người già và trẻ em, không nên làm việc quá lâu, quá sức ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức; uống đầy đủ nước khi trời nắng; khi học tập ngoài trời, giáo viên cần chọn chỗ mát có bóng cây và cho học sinh tập vừa sức, ưu tiên những em mắc bệnh kinh niên. Khi đi làm, đi học vào thời tiết nắng nóng cần trang bị mũ nón, quần áo dài để chống nắng.
“Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây; nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng. Ngoài ra, việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa” – TS. Bình khuyên.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38