7 bài thuốc phòng say nắng, say nóng
![]() | Bài thuốc trị đau cột sống |
![]() | Bài thuốc chữa phong hàn, cảm mạo |
![]() | Quảng Trị: Bà lão chữa vô sinh bằng bài thuốc từ loài cây không rõ tên |
Bài 1: Dưa hấu 500g, bí đao 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; hai thứ thái miếng, dùng máy ép hoặc giã nhỏ vắt lấy nước rồi, thêm một chút đường trắng hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng trong những ngày nắng nóng hoặc phải làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Công dụng: Giải nhiệt, giải độc, phòng chống say nắng, say nóng.
![]() |
Bí đao |
Bài 2: Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù, phòng chống say nắng, say nóng.
![]() |
Bột sắn dây |
Bài 3: Bột sắn dây 10g, rau má 20g. Rau má rửa sạch, giã nát thêm nước sôi để nguội vắt kiệt nước rồi hòa bột sắn dây vào, thêm đường uống. Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, phòng và trị say nắng.
Bài 4: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô, sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g. Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.
Bài 5: Lá me, lá hương nhu, củ sắn dây, sâm đại hành, mạch môn, bạch chỉ, thổ phục linh mỗi thứ một nắm, đun sôi kỹ, uống thay nước trong ngày. Uống thường xuyên trong mùa nóng.
![]() |
Nhân trần |
Bài 6: Sơn tra 30g, ô mai (giã nát) 15g, thêm chút đường phèn nấu hoặc hãm nước sôi uống thay trà hàng ngày. Công dụng: Ích khí, sinh tân, tiêu thực, chỉ khát, dùng để phòng cảm nắng, say nắng.
Bài 7: Lá dây sâm tươi 100g, bột nang mực một thìa cà phê, nước 2 lít. Lá dây sâm rửa sạch, đem vò nát trong nước chín để nguội, để 30 phút gạn lấy nước bỏ bã. Cho bột nang mực vào, trộn đều, lọc bỏ bã và tạp chất. Để khoảng 1 giờ, thạch dây sâm sẽ đông lại, có màu xanh là dùng được, khi ăn có thể cho thêm đường. Công dụng: Giải khát, nhuận gan, tiêu độc, điều hoà cơ thể trong mùa nắng nóng.
Theo Bác sĩ Thúy Hường/Sức khỏe & Đời sống
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Y tế 25/04/2025 22:26

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36