Sai lầm trong việc chọn bao bì, hộp nhựa chứa thực phẩm
Những chất độc bạn có thể vô tình đưa vào cơ thể hàng ngày | |
Không nên cho muối vào thức ăn dặm của bé | |
Những nguyên tắc “vàng” bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh | |
8 thực phẩm không nên cho vào ngăn đá |
Dưới đây là những vật dụng khi sử dụng không đúng cách có thể rất gây hại cho người dùng:
Hộp nhựa kém chất lượng
Đồ nhựa có chất lượng trôi nổi, không rõ nguồn gốc mà ta hay sử dụng để đựng thức ăn nóng, nhiệt độ cao thì cực kỳ có hại. Vì những sản phẩm trôi nổi làm từ nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn, lại tiếp xúc với nhiệt độ cao như vậy những chất độc, chất hóa học trong đó rất dễ ngấm vào đồ ăn. Dùng trong một thời gian dài, ta có thể bị ngộ độc. Thậm chí con người có thể bị ung thư nếu tiếp xúc với những chất hại trong đó.
Chứa thức ăn bằng hộp nhựa có thể gây ngộ độc. Ảnh Internet. |
Gói trong giấy báo in
Gói thực phẩm trong giấy báo in có nguy cơ nhiễm độc chì . Sách, báo dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in, chứa hợp chất chì. Vì vậy, khi dùng giấy sách báo gói thức ăn loại mực này tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, lâu dần có thể gây biến đổi gen tế bào, tác động đến di truyền. Đặc biệt, chất độc của chì không bị phân giải trong nước, không bị ôxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể sẽ được các tổ chức như mỡ, não, gan... hấp thu và tồn trữ lại, rất khó đào thải ra ngoài.
Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Biểu hiện của điều này là việc trí nhớ bị suy giảm, ù tai, hoa mắt
Gói thực phẩm trong giấy báo in có nguy cơ nhiễm độc chì . Ảnh Internet. |
Nguy cơ nhiễm khuẩn, ăn đồ ăn gói bằng giấy báo, giấy in còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Bởi báo hay giấy in được sử dụng để bọc, lót đồ ăn thường là báo cũ, đã trải qua rất nhiều khâu in ấn, vận chuyển, chuyền tay nhiều người và dính nhiều vi khuẩn.
Giấy in trắng cũng vô cùng độc hại, bởi trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi việc sử dụng chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng hóa học, lưu lại trên thực phẩm. Ăn những thực phẩm độc hại này trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng.
Hộp xốp
Các nhà khoa học cảnh báo, một hóa chất được sử dụng trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp, đồ đựng cơm bằng nhựa và các đồ chứa thực phẩm dùng 1 lần khác, có thể gây ung thư. Chất styrene vốn tồn tại phổ biến trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng 1 lần, có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người.
Nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp, do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác.
Các nhà khoa học cảnh báo đựng thức ăn bằng hộp xốp có thể gây ung thư. Ảnh Internet. |
Màng bọc thực phẩm
Thực tế, thị trường màng bọc thực phẩm ở Việt Nam có rất nhiều loại với các nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Tuy nhiên, về chất lượng của các sản phẩm màng bọc này thì không thể đảm bảo tất cả đều đạt tiêu chuẩn và an toàn khi sử dụng. Trong một số loại màng bọc thực phẩm, nhà sản xuất đều có sử dụng thêm chất hoá dẻo để tăng độ dẻo dai cho màng bọc như DEHP, DEHA…
Chất tạo dẻo như DEHP thì có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng. DEHA là chất dẻo đã bị bị cấm sử dụng gần chục năm vì có thể gây ảnh hưởng đến hormone, làm rối loạn nội tiết, khiến estrogen tăng, nội tiết tố nam giảm khiến nữ sớm dậy thì, nam vô sinh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vì vậy chúng ta cần biết cách chọn và sử dụng màng bọc đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Chất tạo dẻo như DEHP có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng.Ảnh Internet. |
Theo Châu Nguyên/Pháp luật Tp.HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38