Ra mắt Trung tâm Tham vấn học đường tại Trường THCS - THPT Ban Mai
Với sứ mệnh “Vì một thế giới tốt đẹp” luôn tôn trọng quyền con người, năm 2019, tổ chức Good Neighbors International (GNI) tại Việt Nam triển khai dự án “Xây dựng môi trường an toàn không bạo lực – Speak out” với các hoạt động đa dạng, chất lượng và chính thức lựa chọn Trường THCS – THPT Ban Mai là một trong những trường học được hỗ trợ thành lập và vận hành mô hình Trung tâm tham vấn học đường tiêu chuẩn quốc tế.
Tham vấn học đường – mô hình hỗ trợ tâm lý cần thiết
Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF năm 2018, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 tuổi trên toàn thế giới (ước tính khoảng 150 triệu học sinh) cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và các khu vực xung quanh trường học. Điều đang lo ngại là số trường hợp bạo lực học đường ngày càng gia tăng, các em gái hay là người chịu hậu quả nặng nề từ bạo lực.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông tới tham dự Lễ ra mắt Trung tâm tham vấn học đường tại Trường THCS - THPT Ban Mai |
Tại Việt Nam, vừa qua UNESCO cũng công bố một kết quả điều tra cho thấy, trong vòng 6 tháng, 52% tổng số học sinh trên toàn ViệtNam phải chịu ít nhất một vụ bạo lực học đường.
Mới đây, tại tọa đàm "Ngăn ngừa bạo lực học đường - Để trẻ em không đơn độc", Phó Cục trưởng Cảnh sát hình sự Phạm Mạnh Thường thông tin, thống kê của ngành Công an, chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông. Riêng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng loạt vụ bạo lực giữa học sinh với nhau xảy ra ở khắp các tỉnh, thành. Tìm kiếm trên Google, chỉ trong 0,33 giây có tới 27,9 triệu kết quả cho cụm từ "bạo lực học đường".
Tuy vậy, việc can thiệp các vụ việc bạo lực học đường gặp trở ngại nghiêm trọng là sự thiếu kết nối giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến nhiều vụ việc bạo lực không được giải quyết triệt để, an toàn và công lý của trẻ chưa được đảm bảo. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Hà Nội và Hải Dương, có khoảng 80% học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một khoảng không gian riêng tư ở trường để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân.
Điểm sáng mô hình tham vấn học đường
Ông Park Dong Chul (Trưởng đại diện Tổ chức GNI tại Việt Nam) chia sẻ: “Tôi mong đợi sự ra đời của Trung tâm Tham vấn học đường tại Trường THCS - THPT Ban Mai sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, giúp trẻ em có thể tự mình lên tiếng, nói ra những vấn đề của bản thân và tìm ra phương pháp giải quyết cùng với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý. Hi vọng thông qua dự án “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn và không bạo lực” này, các em học sinh có thể dám bước ra xã hội, dám mơ ước và hy vọng một cách tự tin hơn nữa”.
Các em học sinh tham dự Lễ ra mắt Trung tâm Tham vấn học đường tại Trường THCS - THPT Ban Mai. |
Trước thực tế, đặc điểm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông rất ngại chia sẻ đối với người lớn và để các em tự nguyện đến phòng tham vấn là cả vấn đề. Thầy giáo Nguyễn Khánh Chung (Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ban Mai) cho rằng: “Việc tuyên truyền của phòng tham vấn là rất quan trọng, đặc biệt là bảo mật những thông tin học sinh chia sẻ. Các chuyên gia phải là những người bạn trung thành đối với học sinh. Khi chúng ta làm tốt vấn đề này thì sẽ thu hút học sinh đến phòng tư vấn một cách tự nguyện”.
Học sinh của THCS - THPT Ban Mai từ nay đã có một nơi tin tưởng để chia sẻ những vấn đề của bản thân, có một nơi tin tưởng để tìm kiếm sự giúp đỡ hiệu quả từ các chuyên gia. Ở đây, học sinh có thể chia sẻ những điều thầm kín nhất với những người bạn thân trung thành nhất. Các chuyên gia tâm lý sẵn sàng lắng nghe mọi điều, dù là những quan điểm hay suy nghĩ được coi là xa lạ, không bình thường hay đi ngược lại với quan điểm những người xung quanh.
Hoạt động của Trung tâm tham vấn học đường cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương đẩy mạnh công tác tham vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường mong rằng mô hình Trung tâm tham vấn tâm lý học đường sẽ được nhân rộng ở các nhà trường và lan tỏa ý nghĩa tốt đẹp vì cuộc sống hạnh phúc cho học sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40