Ra mắt mô hình “Hỗ trợ tư vấn pháp lý, chuyển gửi cho người cai nghiện ma túy"
Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy | |
Hà Nội: Thí điểm mô hình hỗ trợ và chuyển gửi điều trị cai nghiện ma túy |
Tại lễ ra mắt, ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất, Hà Nội có 13.410 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó, 57% sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá”. Trên thực tế, do khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật nên số lượng người nghiện, sử dụng ma tuý (NSDMT) cao hơn rất nhiều.
Vì vậy, cần thiết phải thiết lập một mạng lưới giúp cộng đồng sớm phát hiện, tiếp cận, cung cấp các dịch vụ y tế và tâm lý xã hội cho NSDMT.
“Trước tình hình NSDMT diễn biến phức tạp, ngày 12/2/2019, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND triển khai thí điểm mô hình “Hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người cai nghiện ma tuý” với mục tiêu hỗ trợ quá trình điều trị lâu dài của của NSDMT, chuyển gửi tới các dịch vụ hỗ trợ xã hội giúp hoà nhập cộng đồng và dự phòng tái nghiện cho đến khi “đạt được kết quả cao nhất về thể chất và tinh thần” ” - ông Thái chia sẻ.
Ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội phát biểu tại buổi lễ |
Được biết, mô hình “Hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” là mô hình đầu tiên tại Việt Nam có sự tham gia của lực lượng công an hành chính cấp phường, xã trong việc giới thiệu, kết nối, chuyển gửi NSDMT đến với các cơ sở tư vấn và hỗ trợ điều trị tự nguyện tại cộng đồng.
Thông qua mô hình này, NSDMT không chỉ được tiếp cận với dịch vụ y tế về điều trị nghiện mà còn được kết nối với các dịch vụ y tế khác và các dịch vụ pháp lý – xã hội phù hợp với nhu cầu. Điều này giúp họ giải quyết được các rào cản khiến họ gặp khó khăn trong quá trình điều trị nghiện và tái hoà nhập cộng đồng.
Với mục tiêu hướng tới yếu tố thân thiện, lực lượng công an địa phương bên cạnh trách nhiệm quản lý, thực thi pháp luật nay còn đóng vai trò hỗ trợ, làm tăng sự cởi mở và tin tưởng của NSDMT đối với lực lượng thi hành pháp luật.
Trước đó, các mô hình tương tự đã được triển khai một số quốc gia đều thu được kết quả tích cực như: giảm 60% tỉ lệ vi phạm pháp luật và tăng gần 30% tỷ lệ có việc làm trong cộng đồng NSDMT tham gia vào mô hình.
Tại Việt Nam, Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước đưa mô hình vào triển khai, bắt đầu tại hai quận Long Biên và Nam Từ Liêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44