“Phủ sóng” nước sạch về nông thôn

Trong nhiều năm qua, TP Hà Nội luôn quan tâm thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhất là nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên đến nay tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn còn thấp
tin nhap 20180628111013 Nỗ lực để người dân có đủ nước sạch sử dụng trong mùa hè
tin nhap 20180628111013 Nguồn nước ngày càng suy thoái
tin nhap 20180628111013 Phúc Thọ: Những chuyển biến tích cực từ cuộc vận động 3 sạch

Được sử dụng nước sạch phục vụ cuộc sống hằng ngày là nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, với hệ thống cấp nước hiện tại, nhu cầu chính đáng của người dân vượt xa so với khả năng cấp nước của thành phố.

Khu vực nông thôn Hà Nội gồm có 416 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Trì, Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, Chương Mỹ, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì) và thị xã Sơn Tây.

Theo khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, ở thời điểm tháng 6/2016, khu vực nông thôn mới chỉ có khoảng 37,2% người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch (khoảng 1.611.913/4.331.265 người). Hệ thống nước sạch nông thôn gồm có113 công trình cấp nước tập trung từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, chương trình 135…

tin nhap 20180628111013
Trạm cấp nước thôn Yến Vĩ (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức).

Trong đó, có 84 công trình hoạt động ổn định (4 công trình chuyển thành trạm bơm tăng áp); 26 công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động; 03 công trình đã được thanh lý trung chuyển; 6/7 công trình đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới. Một số xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Oai, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì… được cung cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố với phạm vi, lưu lượng hạn chế.

Chất lượng nước sạch nông thôn không đồng đều, tại một số trạm xử lý chưa thực sự đảm bảo chất lượng do công nghệ xử lý đã lạc hậu; chất lượng nước nguồn suy giảm, có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng; công tác duy tu, duy trì trạm xử lý và đường ống không được quan tâm thường xuyên dẫn đến công trình nhanh xuống cấp… Đến hết năm 2017, UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 20 nhà đầu tư thực hiện 31 dự án với phạm vi cấp nước cho 239 xã, khoảng 549.347 hộ, với khoảng 2.203.000 người.

Các dự án tiêu biểu như: Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã); Dự án đầu tư phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín (26 xã), Mỹ Đức (20 xã), Ứng Hòa (27 xã), Thanh Oai (17 xã); Dự án Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức

Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức; Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên... Dự kiến khi các dự án hoàn thành sẽ nâng số xã được cấp nước lên 363 xã tương đương khoảng 953.728 hộ, khoảng 3.814.913 người, nâng tỷ lệ cấp nước khu vực nông thôn lên khoảng 88%.Đến thời điểm tháng 4/2018 tỷ lệ cung cấp nước sạch ở khu vực này mới chỉ đạt 49,4%. Qua khảo sát tại một số huyện như Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm tỉ lệ người dân dùng nước tự nhiên để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày còn khá phổ biến.

Nhìn những chiếc giếng khoan, giếng đào, ao, hồ… không ai có thể nghĩ đây lại là nguồn nước mà người dân các xã vẫn thường sử dụng cho mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.Bà Nguyễn Thị Hải (trưởng thôn 7, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm) cho biết: “Mấy chục năm qua chúng tôi vẫn sử dụng nguồn nước đó. Chỉ mỗi nước uống là phải mua nước đóng bình loại 20l/bình, còn lại đều sử dụng nước giếng khoan để phục vụ cho sinh hoạt, từ ăn uống đến tắm giặt”.

Cũng theo bà Hải, hiện thôn 7 có 520 hộ dân, với gần 1.600 nhân khẩu, dù biết nguồn nước giếng khoan không bảo đảm vệ sinh, có thể gây bệnh khi sử dụng trong ăn uống nhưng người dân nơi đây vẫn phải sử dụng vì không có nguồn nước nào khác do đường ống cấp nước sạch đã có ở xã Đông Dư từ mấy năm trước nhưng hiện tại vẫn chưa vươn tới được thôn 7. Người dân trong thôn đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền, đề nghị đấu nối đường ống để đưa nước sạch về thôn nhưng cho tới nay nguồn nước sạch vẫn chưa tới. Cùng chung cảnh ngộ như thôn 7 là các thôn Đình Vỹ, Đỗ Xá, Lại Hoàng, Liên Đàm thuộc xã Yên Thường (Gia Lâm).

Mặc dù, nằm gần trung tâm nhưng hiện tại trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn 4 xã chưa có nước sạch. Trên địa bàn thành phố, nhiều huyện số xã được cấp nước sạch rất ít. Điển hình như huyện Mỹ Đức. Toàn huyện có 21 xã và một thị trấn Đại Nghĩa với tổng số dân 194.000 người. Thế nhưng, hiện tại trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất 1 xã được cấp nước sạch là xã Hương Sơn, với tổng số dân là 22.000 người. So với tổng số dân của cả huyện số người dân được sử dụng nước sạch đạt 11,3%.

Số dân còn lại ở các xã khác trên địa bàn huyện vẫn đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ nguồn giếng khoan, giếng đào và nước mưa… Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Nghiêm Huấn (Phó trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức) cho biết: Thực tế, một vài năm trở lại đây, tại nhiều xã chưa có nước sạch, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế chủ động khoan giếng, mua sắm thiết bị lọc xử lý nước, nhưng do địa chất nhiều khu vực nhiều đá vôi nên người dân không khoan được giếng nên vẫn phải sử dụng nước mưa trữ trong chum, vại, bể chứa, nước ao, hồ để sử dụng…bởi mạng lưới nước sạch trên địa bàn huyện chưa có.

Do những tác động từ ô nhiễm môi trường nên nguồn nước tự nhiên không còn đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vì vậy nên huyện rất mong mỏi thành phố cho xây dựng nhiều hơn các trạm cung cấp nước sạch cho người dân Mỹ Đức. Đây là những thách thức không riêng Mỹ Đức mà nhiều địa phương hiện cũng đang trăn trở trong việc thúc đẩy tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

Hà Phong - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động