Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u trung thất xâm lấn tim phổi nguy kịch
Đó là bệnh nhân Vũ Thị Th. (55 tuổi, quê Hưng Yên), bị đau vai gáy đã 6 năm nhưng nghĩ do mình làm nghề thợ may, phải ngồi nhiều nên việc đau vai gáy là bình thường.
Đến cuối năm 2018, bệnh nhân xuất hiện đau vai gáy nhiều, kèm đau ngực, sụp mi mắt 2 bên, đi khám phát hiện khối u trung thất trước kích thước 8x10 cm. Khối u xâm lấn rộng vào màng tim, làm tắc gần hoàn toàn hệ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch vô danh, u ranh giới không rõ với thùy trên phổi, khối kích thước 14x24 mm thùy giữa phổi, hạch lớn trung thất 34 mm và nhiều dịch màng phổi. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị u tuyến ức typ AB. Tình trạng bệnh được các bác sĩ đánh giá là hết sức nghiêm trọng.
Bác sĩ Ngô Gia Khánh kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh nhân trước khi xuất viện. (Ảnh:BVCC). |
Sau khi hội chẩn liên khoa trong Bệnh viện, các bác sĩ đã quyết định sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân sau đó sẽ điều trị tiếp bằng các phương pháp bổ trợ khác. Theo các bác sĩ, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm, bởi nếu chậm chễ, khối u xâm lấn sâu vào tim phổi thì khả năng phẫu thuật sẽ rất khó thực hiện và tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa.
5 giờ phẫu thuật là cuộc đấu trí căng thẳng của các bác sĩ để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Các bác sĩ phải cưa toàn bộ xương ức, mở ngực trước bên (đường mổ HemiClamshell – đây là đường mổ rất rộng rãi chỉ được áp dụng cho những trường hợp đặc biệt khó) cắt bỏ toàn bộ khối u... sau đó các bác sĩ đã tạo hình lại hệ tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch vô danh bằng miếng vá nhân tạo, cắt thùy giữa phổi (P), lấy hạch trung thất.
Tuy nhiên sau phẫu thuật 3 ngày bệnh nhân tiến triển nặng lên: Xuất hiện đợt cấp nhược cơ, viêm phổi 2 bên, chụp phim trường phổi 2 bên trắng xóa, sốc nhiễm khuẩn, sốt cao liên tục, nồng độ oxy máu tụt thấp, cấy dịch phế quản ra vi khuẩn Acinetobacter baumannii kháng lại gần như tất cả các loại kháng sinh hiện có. Tình trạng hết sức nguy kịch đe dọa tính mạng. Đã có lúc gia đình không còn hi vọng và nghĩ đến việc chuẩn bị lo hậu sự cho bệnh nhân.
Nhưng với sự quyết tâm của các thầy thuốc, sau 1 tháng điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực (bệnh nhân được mở khí quản, điều trị kháng sinh tích cực và lọc huyết tương 14 lần), bệnh nhân dần ổn định, tự thở, ho khạc được, tình trạng viêm phổi và nhiễm trùng được kiểm soát và phim chụp không còn hình ảnh khối u.
Hình ảnh CT trước phẫu thuật: Khối u lớn xâm lấn màng tim, phổi gây tắc gần hoàn toàn hệ tĩnh mạch chủ trên. (Ảnh: BVCC). |
Sau gần 2 tháng nằm viện, bệnh nhân được các bác sĩ cho xuất viện với tình trạng hồi phục hoàn toàn không có biến chứng.
Đánh giá về ca bệnh này, ThS. BS. Ngô Gia Khánh - Phụ trách Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đây là một trong những ca khó vì đó là khối u trung thất rất lớn, xâm lấn vào gần như tất cả các bộ phận xung quanh: Mạch máu lớn, tĩnh mạch chủ trên (là tĩnh mạch đưa về tim), tĩnh mạch vô danh (là phần tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch chủ trên).
Quá trình phẫu thuật rất khó khăn do khối u lớn, xâm lấn cả vào màng tim, màng phổi, rất nhiều mạch máu tăng sinh, bệnh nhân lại có tiền sử đái tháo đường tuýp 2 và tình trạng nhược cơ. Song nhờ sự phối kết hợp hiệu quả, đầy trách nhiệm của các thầy thuốc Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Huyết học truyền máu, Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đã được cứu sống.
Theo các bác sĩ, khối u trung thất, chủ yếu được tạo ra từ các tế bào mầm hoặc tế bào tăng sinh trưởng trong mô tuyến ức, mô thần kinh, mô bạch huyết có thể là lành tính hoặc ác tính, giai đoạn sớm bệnh nhân gần như không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện, phẫu thuật loại bỏ kịp thời khối u có thể xâm lấn gây chèn ép tim, phổi, mạch máu lớn cản trở quá trình tuần hoàn, hô hấp. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng: Đau ngực, khó thở, ho ra máu, sụt cân, suy yếu cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng sống, chức năng hô hấp, tuần hoàn... Nếu khối u ác tính có thể di căn đến màng tim, phổi đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì vậy, các khối u trung thất cần được chẩn đoán, phát hiện và xử trí kịp thời để tránh các biến chứng phức tạp có nguy cơ gây tử vong như ca bệnh này. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46