Phái cử thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản: Cơ hội cho sinh viên nghèo
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đối với lĩnh vực phái cử thực tập sinh điều dưỡng và hộ lý sang Nhật Bản, từ năm 2012, trên cơ sở kết quả của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội giao Cục Quản lý lao động ngoài nước thí điểm thực hiện.
![]() |
“Tháng 6/2017, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) với Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản và chính thức có hiệu lực từ 1/11/2017.
Đây chính là cơ sở cho việc phái cử thực tập sinh hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản. Trong năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao cho 13 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (trên tổng số trên 300 doanh nghiệp phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản) thí điểm triển khai đưa thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản.
Trong những năm vừa qua, quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác về lao động việc làm. Số lượng thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản qua mỗi năm đều tăng cao. Năm 2018 đã có khoảng 70.000 thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản thực tập, trong 6 tháng đầu năm 2019 là 35.000 thực tập sinh. Tính đến hết năm 2018, tổng số thực tập sinh đang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản là 164.000 người và tính đến tháng 6/2019 là khoảng 180.000 người. Con số hàng trăm nghìn thực tập sinh đang sinh sống, thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản là biểu tượng sinh động cho mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi đang ngày càng phát triển giữa hai nước. |
Tiếp theo đây Trung tâm Lao động ngoài nước là đơn vị sự nghiệp của Bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp hợp tác theo nguyên tắc phi lợi nhuận với Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka, Nhật Bản trong việc phái cử thực tập sinh ngành hộ lý sang Nhật Bản thực tập” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, ngày 1/7/2019 vừa qua tại Tokyo, Nhật Bản, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp Nhật Bản đã trao cho nhau Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng Chương trình “lao động kỹ năng đặc định” với mục đích tăng cường bảo hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động đặc định trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của hai nước.
“Theo quy định của Nhật Bản, ngành hộ lý cũng là một trong 14 ngành nghề được chính phủ Nhật Bản xét visa tư cách đặc định, vì vậy, tôi cho rằng việc hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka theo nguyên tắc phi lợi nhuận, sẽ là cơ hội cho những sinh viên nghèo có ý chí phấn đấu, thực tập sinh hộ lý đã đào tạo cơ bản tại Việt Nam được sang thực tập tại Nhật Bản với chi phí thấp, có điều kiện nâng cao tay nghề, chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật Bản với mức thu nhập khá, ổn định. Những thực tập sinh này sau khi hoàn thành chương trình về nước cũng sẽ đóng góp vào nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ở trong nước.”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Để việc hợp tác được thành công, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị thời gian tới, Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka để tuyển chọn và đào tạo được những thực tập sinh hộ lý đúng đối tượng, chất lượng, đảm bảo yêu cầu về trình độ tiếng Nhật để sang Nhật Bản thực tập.
“Đây là chương trình hợp tác mới, Trung tâm Lao động ngoài nước cũng cần xây dựng kế hoạch, biện pháp quảng bá về chương trình để thu hút người lao động đăng ký tham gia trong đó quan tâm đến sinh viên là con em các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, sinh viên nghèo... Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cần sớm chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cần thiết để đáp ứng yêu cầu đào tạo của phía đối tác.”- Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka thường xuyên quan tâm đến quyền lợi, chế độ lương, thưởng, đãi ngộ, điều kiện làm việc, điều kiện ăn ở, sinh hoạt trong thời gian thực tập sinh thực tập tại Nhật Bản, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật Nhật Bản; phối hợp xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo các quyền lợi cơ bản của thực tập sinh tại Nhật Bản.
N.Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Thực hiện hiệu quả hoạt động chăm lo

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục có dấu hiệu tội phạm Sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng

Những người thủ lĩnh giàu nhiệt huyết, vì người lao động

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Nỗ lực là điểm tựa vững chắc cho người lao động

Tạo sân chơi cho người lao động rèn giũa tay nghề

Hoa Kỳ mong muốn đầu tư các cơ sở giáo dục tại Hưng Yên
Tin khác

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Việc làm 02/04/2025 21:59

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông
Việc làm 02/04/2025 09:18

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam
Việc làm 28/03/2025 14:12

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 26/03/2025 16:40

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực
Việc làm 26/03/2025 16:19

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi
Việc làm 25/03/2025 09:46

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm
Việc làm 25/03/2025 06:37

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động
Việc làm 24/03/2025 16:13

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên
Việc làm 23/03/2025 20:38

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề
Việc làm 22/03/2025 11:53