Ổn định cuộc sống nhờ có nghề
Trồng cam chanh giúp người dân huyện Vũ Quang ổn định cuộc sống | |
Trao tặng 25 căn nhà, giúp hộ nghèo tỉnh Thái Bình ổn định cuộc sống | |
Nhanh chóng khắc phục hậu quả để ổn định cuộc sống |
Nhiều lao động học nghề May công nghiệp có thu nhập ngay từ khi chưa tốt nghiệp. (Ảnh minh họa: Phương Ngân) |
Nâng cao thu nhập nhờ được học nghề
Trước đây, kinh tế gia đình chị Nguyễn Thị Ban (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) rất khó khăn do chị Ban chỉ ở nhà trông con, làm ruộng, không có bất cứ khoản thu nhập nào. May mắn đã đến khi vào tháng 6/ 2018, chị Ban được chính quyền xã tạo điều kiện cho tham gia học lớp May công nghiệp theo chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sau 3 tháng học nghề, chị được nhận vào làm việc tại một cơ sở sản xuất may ở ngay xã Tản Lĩnh, từ đó, hàng tháng chị có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. “Ban đầu tay nghề chưa cao, nhưng dần dần tôi đã áp dụng thành thạo hơn những kiến thức được đào tạo để nâng cao chất lượng và định mức sản phẩm, đến nay thu nhập của tôi cũng được vài triệu đồng/tháng”, chị Ban hồ hởi cho biết.
Có việc làm, có thu nhập nhờ được học nghề cũng là câu chuyện của nhiều nữ lao động ở xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức. Các chị em cho biết, ngay từ khi đang theo học lớp May công nghiệp (khai giảng ngày 30/8/2019, thời gian học 2,5 tháng), các học viên đã được một doanh nghiệp may mặc hứa nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp.
“Ngay trong thời gian đang đi học, chúng em đã được chủ doanh nghiệp giao may những sản phẩm đơn giản, có thu nhập tháng 3 - 4 triệu đồng nên em rất tự tin khi mình tốt nghiệp, thành thạo về tay nghề, năng suất lao động cũng như thu nhập sẽ được tăng lên” - chị Nguyễn Thị Huyền ở xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức chia sẻ.
Những người như chị Ban, chị Huyền là đối tượng được học nghề phi nông nghiệp theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều lao động nông thôn khác trên địa bàn các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội được đào tạo nghề gắn với nông nghiệp, nông thôn, qua đó góp phần phát triển canh tác nông nghiệp, tự tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình.
Câu chuyện của Nguyễn Văn Giáp (thôn Đông Thủy, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn) là một ví dụ. Anh Giáp cho biết: "Sau 3 tháng học nghề trồng cây ăn quả theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tôi đã biết chiết ghép cành, phòng trừ bệnh, chẩn đoán bệnh để phun thuốc kịp thời. Trên diện tích 4.000m2 đất, gia đình tôi trồng 25 cây mít, vụ vừa rồi bán quả được 10 triệu đồng. Tới đây, 200 cây bưởi Diễn dự kiến sẽ bán được 20 triệu đồng...".
Gắn đào tạo nghề với phát triển kinh tế địa phương
Qua nắm bắt kết quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, tỷ lệ người lao động có việc làm sau học nghề ở hầu hết các địa phương đều đạt trên 80%, thậm chí có địa phương đạt tới 100%. Điển hình, tại huyện Ba Vì, năm 2018, huyện đã tổ chức được 51 lớp đào tạo nghề cho 1721 học viên là lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp là 40 lớp với 1336 học viên; nghề phi nông nghiệp là 11 lớp với 385 học viên.
Tỷ lệ lao động nông thôn được giải quyết việc làm sau học nghề là 1710/1779 học viên có việc, đạt tỷ lệ 96%. Trong đó, 191 lao động được bao tiêu sản phẩm và 1519 lao động tự tạo việc làm. Tại huyện Quốc Oai, năm 2018, huyện đã tổ chức được 56 lớp đào tạo nghề cho 1943 lao động, trong đó có 25 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 859 lao động, 31 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1084 người. Sau học nghề, 1943 lao động có việc làm và làm đúng nghề đào tạo, đạt tỷ lệ 100%.
Năm 2019, đến thời điểm này, huyện Quốc Oai đã tổ chức 45 lớp dạy nghề cho 1553 lao động, tăng 158 lao động so với kế hoạch trong đó có 24 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 840 lao động, đạt 126, 3% so kế hoạch; 21 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 713 người, đạt 97,7% so với kế hoạch. 100% lao động sau học nghề có việc làm và làm đúng nghề đào tạo.
Hay như tại huyện Mê Linh, năm 2018, huyện Mê Linh tổ chức được 35 lớp dạy nghề cho 1150 học viên, trong đó có 11 lớp dạy nghề phi nông nghiệp với 360 học viên, 24 lớp dạy nghề nông nghiệp với 790 học viên. Sau đào tạo nghề, tổng số 1011 người đã được giải quyết việc làm, trong đó có 719/790 lao động học nghề được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ 91%; 292/360 lao động học nghề phi nông nghiệp được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ 81,1%.
Nhấn mạnh ý nghĩa và hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ thực tế đi khảo sát, nắm bắt tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận, thời gian qua, lao động nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã khá hào hứng với chương trình; các kiến thức người lao động thu lượm được từ khóa học rất bổ ích, được bà con ứng dụng hiệu quả vào phát triển kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, đoàn khảo sát cũng ghi nhận nguyện vọng từ người lao động, có mong muốn được học với thời gian kéo dài hơn, được học kiến thức nâng cao và gắn liền với thực tiễn hơn, được bao tiêu sản phẩm và có “đầu ra” ổn định…
Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các huyện đạt hiệu quả, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị các huyện, thị xã cần tiếp tục tăng cường công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để có chương trình đào tạo phù hợp, gắn kết người lao động học nghề và doanh nghiệp tuyển dụng ngay từ khi bắt đầu đào tạo, đảm bảo sau khi học nghề người lao động chắc chắn có việc làm, sản phẩm của người học nghề chắc chắn được doanh nghiệp đón nhận
Đặc biệt, bà Nhàn lưu ý các huyện, thị xã cần chú trọng gắn chương trình đào tạo nghề với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, quan tâm xây dựng các chương trình phát triển kinh tế lâu dài ở địa phương theo hướng ngành nghề mà bà con lao động nông thôn đã được đào tạo để có thể tận dụng được tay nghề, trình độ của người lao động và giúp người lao động có việc làm ổn định, lâu dài, có như vậy mới thực sự phát huy được ý nghĩa của chương trình là tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho bà con nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33