Nữ giáo viên bản lĩnh và tâm huyết
Cô giáo mầm non yêu trẻ bằng cả tấm lòng | |
Không chỉ “gieo” con chữ… | |
Vì biển đảo thiêng liêng của đất nước: Mang “con chữ” ra nơi đầu sóng |
Bản thân cô Thơ là người có quỹ thời gian rất hạn hẹp do ngoài những nỗi lo lắng thường nhật của người bình thường, cô còn phải dành phần lớn tiền bạc, thời gian, công sức để chăm sóc, nuôi dưỡng cậu con trai út là “một em bé tự kỷ đặc biệt”. Tuy thế, cô Thơ vẫn luôn dành thời gian trăn trở đổi mới phương pháp, nhiệt tình giúp đỡ học sinh, chia sẻ, học hỏi đồng nghiệp và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Khi được hỏi tại sao có thể làm tốt được nhiều công việc như vậy, cô Thơ tâm sự: “Muốn có nhiều thời gian dành cho con thì phải chịu khó suy nghĩ, mày mò để tìm ra cách làm việc khoa học, hiệu quả nhất có thể khi ở trường. Khi đã “chuẩn hóa” được quy trình dạy học, mọi thứ đi vào quỹ đạo thì mình cũng tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho con.
Cuộc chiến giữa sự nghiệp và gia đình có lẽ phụ nữ nào cũng gặp, chỉ có điều với những người mẹ có con tự kỷ, cuộc chiến ấy cam go và giằng xé hơn nên phải cố gắng nhiều hơn”.
Cô giáo Lê Thị Thơ và học sinh. |
Theo cô Thơ, cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian làm một việc là phải thực sự dành thời gian cho nó. Với quan niệm này, thay vì làm việc qua loa, khi được giao bất cứ nhiệm vụ gì, cô Thơ đều tận tâm tìm ra cách làm sáng tạo, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất. Cô đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được công nhận, nhiều lần được tập thể nhà trường vinh danh, khen thưởng vì những đóng góp nổi bật.
Năm học 2017 - 2018, được sự động viên của Ban Giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp, cô giáo Lê Thị Thơ đã không quản ngại khó khăn, dành nhiều thời gian, tâm huyết để thành lập Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường. Đây là một thành công đối với ngôi trường nằm ở vùng nông thôn nghèo - nơi trang thiết bị và môi trường học tập còn thiếu, trình độ Tiếng Anh của học sinh thấp, nhiều gia đình chưa quan tâm đầu tư cho con. Hơn nữa, đa số học sinh còn rụt rè, thụ động và không yêu thích Tiếng Anh.
Câu lạc bộ ra đời sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng với nhiều hoạt động thiết thực, đã tạo được môi trường thân thiện, năng động, dần biến Tiếng Anh trở thành môn học gần gũi với các em. Đến nay, Câu lạc bộ đã bước qua năm thứ ba phát triển và trưởng thành. Dù chưa nhận được bất cứ một khoản phụ cấp hay lợi ích gì về kinh tế, cô Thơ vẫn đều đặn vận hành Câu lạc bộ và hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa.
Cô giáo Lê Thị Thơ trình bày trước Hội đồng xét duyệt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. |
Năm học 2018 - 2019, sau hai năm giảng dạy bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới, cô Thơ nhận thấy việc đào tạo học sinh khối 10 làm quen với cách học sáng tạo của sách mới, đặc biệt là đối với phần Project mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, học sinh khối 11 sau một năm được cô hướng dẫn đã thay đổi tích cực. Từ thực tế này, cô Thơ đã nảy ra sáng kiến “Hợp tác liên khối giữa học sinh nhằm nâng cao hiệu quả bài thuyết trình trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh mới”. Theo đó, mỗi nhóm học sinh khối 11 sẽ trợ giúp một nhóm học sinh khối 10 hoàn thành bài thuyết trình dưới sự giám sát của của giáo viên.
Cô Thơ cho biết: "Ngày 26/3/2019, Tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm Trường Trung học phổ thông Chúc Động đã tham dự một tiết học minh chứng của sáng kiến này và đều ngạc nhiên trước những thành quả mà các em học sinh làm được từ sự trợ giúp lẫn nhau: Học sinh năng động, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, khả năng Tiếng Anh; kỹ năng thuyết trình và các kỹ năng mềm khác đều được cải thiện rõ rệt; môi trường học tập thân thiện và đặc biệt là tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức của giáo viên".
Hiện, cô Thơ đang trợ giúp Tổ chuyên môn nhân rộng sáng kiến ở trường. Ngoài ra, cô Thơ còn có nhiều năm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém không thu phí.
Đối với học trò, cô giáo Lê Thị Thơ không chỉ là tấm gương về trí tuệ, sự sáng tạo và tâm huyết mà quan trọng hơn nữa, cô đã thắp lên trong các em niềm tin về sức mạnh có thể vượt qua khó khăn của bản thân để vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn và để cống hiến cho tập thể, cho xã hội. Ở một ngôi trường còn nhiều khó khăn, thiết nghĩ điều này thực sự quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01