Cô giáo mầm non yêu trẻ bằng cả tấm lòng

(LĐTĐ) 16 năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ mầm non, đối với cô giáo Nguyễn Thu Trang (Trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình), điều khiến cô tự hào nhất không phải là những giải thưởng mà chính là tình yêu học trò. Cô hạnh phúc khi được may mắn là người đồng hành với các em từ những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.
co giao mam non yeu tre bang ca tam long Cô giáo hơn 20 năm gắn bó với lớp học tình thương
co giao mam non yeu tre bang ca tam long Người “thổi” làn gió mới về công nghệ thông tin cho thế hệ trẻ
co giao mam non yeu tre bang ca tam long Cô giáo trẻ với giấc mơ toàn cầu

Cô Trang tâm sự: “Trẻ em hồn nhiên như những trang giấy trắng và giáo viên mầm non chính là người giúp các em vẽ những nét vẽ đầu tiên trong cuộc đời. Bản thân tôi thường được phụ huynh, bạn bè thắc mắc là “Vì sao trẻ lâu?”. Những lúc này, tôi chỉ trả lời, bởi một lí do duy nhất - tôi vô cùng may mắn khi được làm nghề giáo viên mầm non.

Ngày qua ngày, tôi được sống hạnh phúc với những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng. Và chính những đứa trẻ ấy đã “lây lan” sự trẻ trung sang tôi. Đây là điều tuyệt diệu mà công việc mang lại, khiến tôi ngày càng yêu và say mê với nghề nghiệp mình đã chọn”.

co giao mam non yeu tre bang ca tam long
Cô giáo Nguyễn Thu Trang trong giờ lên lớp.

Nhiều năm trong nghề, cô Trang luôn trăn trở phải làm thế nào để hoạt động giảng dạy có hiệu quả với trẻ. “Tôi đã từng được nghe câu nói của một vị lãnh đạo rằng: “Thay đổi cũng là sáng tạo chứ không nhất thiết phải là cái gì đao to búa lớn, hình thức. Sáng tạo không phải là cái gì quá xa lạ. Đó có thể là những sáng tạo tưởng chừng rất đơn giản, dễ làm, thực tế nhưng có tác động tích cực đến học sinh, nhà trường, phụ huynh, đến chương trình. Nhiều thay đổi nhỏ sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn, từng cái nhỏ sẽ dẫn tới một cái lớn vững chắc hơn".

Chính câu nói này đã khiến tôi thấy tự tin hơn trong công tác giảng dạy. Bởi, không phải làm những việc khác thường mới được gọi là sáng tạo mà chỉ cần những điều tôi làm hằng ngày cho các con, những hứng thú mà tôi mang đến cho các con cũng được gọi là sáng tạo” - cô Trang chia sẻ.

Theo cô Trang, ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên cô luôn lưu tâm xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Theo đó, những tiết hoạt động thể chất tưởng chừng như khô khan nhưng cô Trang đã lồng ghép nội dung hoạt động vào những câu chuyện, những chuyến phiêu lưu để trẻ thấy hào hứng hơn khi tham gia. Hay những giờ làm quen tác phẩm văn học, thay vì nghe đi nghe lại câu chuyện, cô Trang đã mời trẻ cùng tham gia kể cùng cô, tham gia đóng kịch với cô để từ đó trẻ nhớ nội dung câu chuyện hơn, hiểu được nhân vật trong truyện hơn.

Bên cạnh đó, cô Trang cũng suy nghĩ để sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng, đồ chơi có tính thẩm mĩ và hiệu quả sử dụng cao; thiết kế các góc chơi phù hợp với trẻ dựa trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chơi mà học, tăng cường các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trí tuệ, thể chất.

Ngoài ra, cô Trang còn tổ chức các hoạt động như: Ngày hội trao đổi sách, Ngày hội trồng cây… nhằm giúp trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.

co giao mam non yeu tre bang ca tam long
Cô Trang cùng diễn nhạc kịch với các em nhỏ.

Trong Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp Quận năm học 2018 - 2019, với chuyên đề “Đổi mới hình thức giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức và ngôn ngữ”, cô Trang đã đưa trẻ đến với thế giới đồng dao qua các trò chơi, câu đố, câu hát nhờ vậy đạt loại xuất sắc và được lựa chọn dự thi cấp Thành phố. Lúc này, một bài toán khó đặt ra với cô Trang là phải làm gì và làm như thế nào để vừa phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vừa gây hứng thú, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Và ý tưởng về tiết nhạc kịch dành cho trẻ 3 - 4 tuổi đã ra đời.

Cô Trang cho biết: “Với lứa tuổi này, hình thức nhạc kịch có thể coi là rất khó và chưa có nhiều giáo viên thực hiện. Nhưng tôi đã tìm hiểu, chắt lọc những cái mới mà lại dễ gần, dễ hiểu với trẻ”. Theo đó, cô Trang đã sử dụng giai điệu của các bài hát quen thuộc với trẻ, sáng tác những lời hát có ngôn từ đơn giản như: Old macdonal farm, If you happy, Family finger, Twinkle... Nội dung của các vở nhạc kịch được chuyển thể từ những câu chuyện trẻ đã được nghe nhiều lần, có những tình tiết lặp đi lặp lại. Các nhân vật trong vở nhạc kịch thường là các con vật gần gũi, dễ thương.

Kết quả, trẻ đã rất hào hứng, thích thú, say mê khi tham gia vào các vở nhạc kịch bởi đó không những là một hình thức với hấp dẫn trẻ mà còn đảm bảo tính vừa sức của trẻ. Trẻ được hoá thân vào vai các nhân vật mà trẻ rất yêu thích, được ca hát, nhảy múa. được dạo chơi vào thế giới cổ tích, thần tiên. Qua đó có cơ hội phát triển khả năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng phong phú.

co giao mam non yeu tre bang ca tam long
Cô giáo Nguyễn Thu Trang thuyết trình trước Hội đồng xét duyệt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3.

Sau khi kết thúc Hội thi, Trường Mầm non Họa Mi đã tổ chức kiến tập cho giáo viên toàn trường xem tiết dạy của cô giáo Thu Trang. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cũng cho các giáo viên toàn quận được chia sẻ, học hỏi từ tiết dạy của các giáo viên đoạt giải cao. Cô Trang đã rất háo hức và nhiệt tình chuẩn bị để chia sẻ cho đồng nghiệp những gì mà cô đã thu lượm được trong Hội thi cũng như trong suốt 16 năm nuôi dạy trẻ của mình.

Đáng nói, lòng nhiệt huyết của cô Trang không chỉ dừng lại ở những đứa trẻ lớp cô, những đồng nghiệp cùng trường mà nó còn được thể hiện cả ở những lần hiến máu nhân đạo tại địa phương, tại công đoàn cơ sở, hay những chuyến đi từ thiện giúp đỡ các bệnh nhi, đồng bào khó khăn vùng lũ Vũ Quang (Hà Tĩnh)…

Cô Trang luôn cố gắng, cẩn thận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bằng tình yêu của người mẹ, bằng tấm lòng, đạo đức của một giáo viên. Cô tin rằng, nếu tất cả giáo viên đều làm như vậy, đều nỗ lực trong chuyên môn, mẫu mực trong đạo đức thì học sinh, cha mẹ học sinh sẽ luôn ủng hộ và tin yêu người giáo viên. Đó chính là con đường bền vững nhất để mỗi nhà giáo nuôi dưỡng tình yêu nghề, yêu trẻ.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động