Nông thôn mới thời 4.0: Nhìn từ huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Trong suốt 10 năm thực hiện chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, huyện Đan Phượng luôn là địa phương tiêu biểu, đi đầu trong cả nước về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây cũng là địa phương duy nhất có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao của Hà Nội.
nong thon moi thoi 40 nhin tu huyen dan phuong Huyện Chương Mỹ phấn đấu năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới
nong thon moi thoi 40 nhin tu huyen dan phuong Xã Đan Phượng: Nâng cao nhóm tiêu chí về Văn hoá, xã hội và môi trường

Thành công nhờ dân vận khéo

Năm 2010, khi triển khai Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Đan Phượng có xuất phát điểm thấp so với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Song, với sự chỉ đạo kịp thời của Thành ủy cùng nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, Chương trình số 02-CTr/TU trên địa bàn huyện đạt những kết quả nổi bật. 10 năm qua, kinh tế huyện Đan Phượng luôn tăng trưởng ổn định và bền vững, nhờ chuyển dịch cơ cấu hợp lý, giảm tỷ trọng nông nghiệp và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

Cụ thể, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 14,24% (năm 2010) xuống còn 8,06% (năm 2018), các sản phẩm nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, các mô hình và chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được hình thành và nhân rộng với nhiều vùng sản xuất tập trung tiêu điểm và các chuỗi liên kết khép kín.

nong thon moi thoi 40 nhin tu huyen dan phuong
Mô hình trồng hoa công nghệ cao ở HTX Đan Hoài (huyện Đan Phượng). Ảnh: Mai Nguyễn

Có được thành tích này là nhờ phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được người dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến được Trung ương và Thành phố khen thưởng. Với nguyện vọng mong sao nhân dân có môi trường sống trong lành, người cựu chiến binh Nguyễn Tứ Hùng đã ủng hộ hơn 2,4 tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh của thôn xóm. Lý do ông Hùng đưa ra thuyết phục gia đình thật đơn giản: “Đáp đền ơn nghĩa quê hương đã nuôi dưỡng mình khôn lớn trưởng thành”.

Phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” gắn với cuộc vận động xây dựng “Người cán bộ, công chức, viên chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” có 1.762 sáng kiến kinh nghiệm hay được ứng dụng vào thực tiễn trong khám chữa bệnh, giảng dạy… Tiêu biểu trong ngành giáo dục như cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương (giáo viên trường Tiểu học Tô Hiến Thành) đạt giải Nhất giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Tiêu biểu trong ngành y như chị Nguyễn Thị Thu Huế (điều dưỡng Trưởng Bệnh viện Đa khoa huyện) nhiều năm được Sở Y tế Hà Nội tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Hội đồng điều dưỡng Việt Nam, UBND huyện tặng Bằng khen,…

Chính nhờ sự đổi thay hàng ngày trên quê hương phong trào “Ba đảm đang”, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngững được cải thiện. Người dân cảm nhận rõ nét sự thay đổi từ bộ mặt nông thôn đến cuộc sống hàng ngày với mức thu nhập cao hơn, chất lượng hưởng thụ các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường ngày càng tốt hơn. Đó là minh chứng để trong suốt chặng đường 10 năm qua, Đan Phượng đã huy động được 412,7 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của nhân dân và xã hội hóa để phát triển kinh tế và xây dựng NTM.

Nông thôn mới “nâng cao”

Điển hình như, chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 44/48 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó, có 4 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; mô hình “Bác sỹ gia đình” cũng đã triển khai hiệu quả tại xã Tân Hội và đang được nhân rộng trong toàn huyện; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,6%; các thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư góp phần nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe người dân...

Thực tế, đến nay toàn thành phố mới chỉ có 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao là: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung đều thuộc huyện Đan Phượng. Đây cũng là 3 xã đầu tiên của Hà Nội hoàn thành xây dựng NTM nâng cao. Có thể nói, 4 tiêu chí của mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu gồm kinh tế phát triển, văn hóa lành mạnh, môi trường xanh - sạch - đẹp, chấp hành đầy đủ chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước là yêu cầu rất cao so với trước đây.

Trong khi đó, thực tế đời sống nông thôn còn không ít khó khăn. Một khó khăn rất lớn, dễ nhận thấy là khi hòa nhập với cuộc sống hiện đại đã có nhiều nét đặc sắc của văn hóa truyền thống dần bị mai một. Hài hòa được giữa bảo tồn và phát triển luôn là một thách thức đối với các chương trình công tác và thái độ đúng đắn nhất là nhìn thẳng, chấp nhận khó khăn, thử thách và tìm cách vượt qua.

Phát huy các thế mạnh đã đạt được, sáng tạo chính là điểm nhấn và điểm sáng của Đan Phượng trong thực hiện Chương trình số 02 với nhiều mô hình hay, cách làm tốt để tham khảo như: “Đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm”, “Tuyến đường nở hoa”, “Con đường bích họa”… Đặc biệt, không dừng lại ở mức đạt chuẩn các tiêu chí, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn NTM, Đan Phượng cũng bắt tay ngay vào việc triển khai ngay việc xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao. Một lần nữa, Đan Phượng lại tiên phong về xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn thành phố. Nổi bật, huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng NTM, lấy nội lực là căn bản, là sự nghiệp của toàn dân và nhân dân chính là chủ thể thụ hưởng thành quả đó.

Điển hình như, chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 44/48 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó, có 4 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; mô hình “Bác sỹ gia đình” cũng đã triển khai hiệu quả tại xã Tân Hội và đang được nhân rộng trong toàn huyện; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,6%; các thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư góp phần nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe người dân...

Thực tế, đến nay toàn thành phố mới chỉ có 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao là: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung đều thuộc huyện Đan Phượng. Đây cũng là 3 xã đầu tiên của Hà Nội hoàn thành xây dựng NTM nâng cao. Có thể nói, 4 tiêu chí của mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu gồm kinh tế phát triển, văn hóa lành mạnh, môi trường xanh - sạch - đẹp, chấp hành đầy đủ chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước là yêu cầu rất cao so với trước đây.

Trong khi đó, thực tế đời sống nông thôn còn không ít khó khăn. Một khó khăn rất lớn, dễ nhận thấy là khi hòa nhập với cuộc sống hiện đại đã có nhiều nét đặc sắc của văn hóa truyền thống dần bị mai một. Hài hòa được giữa bảo tồn và phát triển luôn là một thách thức đối với các chương trình công tác và thái độ đúng đắn nhất là nhìn thẳng, chấp nhận khó khăn, thử thách và tìm cách vượt qua.

Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư cho chương trình NTM vẫn luôn là bài toán nan giải. Chính vì vậy, song song với hai giải pháp trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Đan Phượng cũng cần đẩy nhanh các tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu.

Nói như vậy, mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu của Đan Phượng dù không còn quá xa nhưng vẫn còn chặng đường dài. Tuy nhiên, tin tưởng rằng, dưới sự chung sức đồng lòng của các cấp chính quyền và nhân dân, Đan Phượng sẽ ngày càng tiến dần hơn nữa với mục tiêu này. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quan trọng cho các địa phương trên địa bàn Hà Nội đối với mục tiêu nâng tầm NTM.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động