Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa
TP Hà Nội: Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định | |
Chú trọng đẩy mạnh các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa |
Đình công giảm về số vụ, diễn biến ôn hòa hơn
Thông tin từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trong 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 4 cuộc đình công, giảm so hơn so với các năm trước. ( Năm 2017 và 2016 mỗi năm xảy ra 09 cuộc đình công), trong đó các cuộc đình công xảy ra chủ yếu ở doanh nghiệp Nhật Bản, Hoàn Quốc, Đài Loan...
Lãnh đạo Thành phố đối thoại với CNLĐ trong các KCN&CX Hà Nội |
Phần lớn các cuộc đình công xảy ra ở các doanh nghiệp có quy mô vừa, bình quân số lao động tham gia đình công khoảng 300 người đến 500 người người/cuộc (cuộc có số lao động tham gia ít nhất: 49 người, cuộc có số lao động tham gia đông nhất là 2000 người), diễn biến các cuộc đình công xảy ra ôn hoà hơn.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc đình công trong năm 2017 và 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội là do doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về lao động như: Chậm thanh toán tiền lương, thời giờ làm thêm vượt quá quy định, các kiến nghị liên quan đến lợi ích của người lao động như tăng lương, điều chỉnh tiền lương hàng năm, mức thưởng Tết, chất lượng bữa ăn giữa ca, việc sử dụng quỹ của công ty chưa minh bạch…
Khi đình công xảy ra, Tổ công tác liên ngành của các quận, huyện và Sở LĐ-TB&XH; LĐLĐ, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất... tích cực hỗ trợ, hướng dẫn thương lượng, đối thoại để giải quyết các kiến nghị của người lao động. Bởi vậy, hầu hết các cuộc đình công sớm được giải quyết trong thời gian từ 1-2 ngày, không có tình trạng kéo dài, lan rộng.
Cũng theo Sở LĐ-TB&XH, để giải quyết, xử lý và giảm thiểu đình công, nhiều năm qua, Hà Nội đã tăng cường các giải pháp phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công. Cụ thể, Sở LĐ-TB&XHHà Nội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành công văn số 3698/UBND-CT ngày 24/5/2013 về việc phân Công nhiệm vụ phối hợp giải quyết cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục diễn ra trên địa bàn Hà Nội, trong đó hướng dẫn cụ thể việc thành lập Tổ công tác giúp Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành liên quan thực hiện xử lý cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục theo đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền, không can thiệp hành chính mà chỉ hỗ trợ, hướng dẫn các bên đối thoại, thương lượng, hòa giải theo quy định của pháp luật, sớm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và trật tự an toàn xã hội. Hiện tất cả các quận, huyện của Hà Nội đều có Tổ công tác liên ngành giải quyết đình công không đúng trình tự, thủ tục.
Do đó, khi đình công xảy ra đều được giải quyết kịp thời. Nhằm hạn chế và phòng ngừa đình công, năm 2018, Sở LĐ-TB&XH đã có Văn bản số 2094/SLĐTBXH-LĐTBXH ngày 09/7/2018 về việc phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công trên địa bàn thành phố, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho UBND các quận, huyện thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn Pháp luật Lao động và có các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo an ninh trật tự và tạo môi trường lao động hài hòa ổn định tại địa bàn quản lý.
Về phía cơ quan đại diện người lao động, LĐLĐ Thành phố cũng đã chỉ đạo và phối hợp với LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, CĐ ngành và CĐ cấp trên cơ sở thường xuyên chủ động nắm bắt tình hình đời sống, nguyện vọng của CNLĐ để thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Các cấp CĐ thành phố đã đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, đẩy mạnh đối thoại để nắm bắt, tổng hợp thông tin, nguyện vọng của người lao động, báo cáo Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Tiếp tục nỗ lực phòng ngừa tranh chấp lao động
Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại nơi làm việc, hạn chế tranh chấp lao động và đình công xảy ra, trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XHtiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển quan hệ lao động, góp phần làm chuyển biến tích cực quan hệ lao động tại các các doanh nghiệp”; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” giai đoạn 2017-2020.
Sở cũng sẽ phối hợp với tổ chức CĐ chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thông qua đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị người lao động thường niên nhằm phát huy tốt vai trò trách nhiệm của người lao động trong lao động sản xuất, đồng thời quan tâm chăm lo đến đời sống, việc làm cho người lao động thông qua giải quyết kịp thời các kiến nghị của người lao động; xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Sở LĐ-TB&XH cùng các cơ quan chức năng liên quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp, xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật lao động.
Riêng đối với LĐLĐ thành phố Hà Nội, TS Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, trong thời gian tới và trước mắt là các tháng cuối năm 2018, LĐLĐ Thành phố sẽ chỉ đạo các cấp CĐ tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố quan hệ lao động hài hòa bằng nhiều giải pháp thiết thực, trong đó có việc quan tâm thực hiện chế độ phúc lợi cho đoàn viên CĐ, phấn đấu ít nhất mỗi đơn vị một phúc lợi đoàn viên; thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ. Đặc biệt, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp CĐ cần chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động về lương tối thiểu vùng năm 2019.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21