Những xét nghiệm phụ nữ tuổi 40 đừng bao giờ bỏ qua
Chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa rủi ro bệnh tật bằng việc thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm là việc hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Dưới đây là những xét nghiệm sức khỏe phụ nữ không nên bỏ qua sau 40 tuổi:
Kiếm tra mật độ xương
Ảnh minh họa |
Phụ nữ trên 40 nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động nên được đo mật độ xương thường xuyên.
Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.
Xét nghiệm mỡ máu
Ảnh minh họa |
Rối loạn mỡ máu hay tăng cholesterol trong máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch...
Nếu phát hiện bị mỡ máu, bạn cần ngừng gấp hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tránh thực phẩm có nhiều chất béo, cholesterol; tập thể dục đều đặn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để giúp điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu.
Kiểm tra vú thường xuyên
Ảnh minh họa |
Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên là người dễ bị mắc bệnh ung thư vú do thời kỳ này nội tiết tố thay đổi thất thường. Nên nhớ rằng, phụ nữ ở tuổi 40 có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 3 lần so với độ tuổi trước đó. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục hợp lý và thường xuyên thăm khám tuyến vú, nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Cách đơn giản để phát hiện những bất thường ở vú là đứng trước gương tự sờ ngực và nằm ngửa sờ nắn ngực xem có những u cục lạ không. Nếu nghi ngờ, chụp X-quang là cách chính xác để có thể phát hiện khối u ở vú.
Kiểm tra tuyến giáp
Ảnh minh họa |
Xét nghiệm máu để kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Loại kiểm tra này nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh. Với phụ nữ trên 40, nên kiểm tra 5 năm một lần.
Nội soi đại tràng
Ảnh minh họa |
Xét nghiệm này giúp chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng ngay cả trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và 90% các trường hợp là có thể chữa được.
Vì vậy, khi bước sang tuổi 40 bạn rất nên tiến hành nội soi trực tràng và nếu gia đình bạn có tiền sử ung thư đại trực tràng, bạn nên tiến hành xét nghiệm trước 10 năm so với số tuổi phát hiện bệnh của người thân đã bị bệnh trước đó.
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Ảnh minh họa |
Kiểm tra Pap smear/ HPV giúp chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 21 tuổi (đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư) nên thực hiện xét nghiệm Pap để kiểm tra Human Papilloma Virus (HPV) trong cơ thể – tác nhân gây ung thư. Nếu kết quả xét nghiệm không mang tính khả quan, người bệnh cần xét nghiệm định kì sau đó: 3 năm 1 lần trước tuổi 40 và mỗi năm 1 lần sau khi bước sang tuổi 40.
Theo M.H/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38