Những phụ gia thực phẩm cần cảnh giác
Xử lý vấn nạn kinh doanh, buôn bán phụ gia thực phẩm giả: Chế tài đủ mức răn đe | |
Phát hiện nhiều loại ô mai chứa phụ gia vượt phép |
Ai cũng biết là phải để ý đến calo, chất béo và tinh bột khi lựa chọn thực phẩm trong siêu thị nhưng lần tới khi bạn đi mua thực phẩm, hãy chú ý đến 9 thành phần dưới đây. Và nguyên tắc hàng đầu là chọn thực phẩm nguyên ít qua xử lý sẽ giúp bạn nhận được những chất dinh dưỡng quan trọng mà không dính phải những thứ độc hại.
Dầu ăn hydro hóa một phần
Kẻ thù này của sức khỏe tim mạch là nguồn chất béo trans chính. Các nhà sản xuất thích nó, vì nó làm giảm chi phí, tăng tuổi thọ và ổn định hương vị, nhưng đấy là sự thua cuộc đối với người tiêu dùng.
Chất béo trans khó hòa tan trong cơ thể gấp đôi chất béo bão hòa, và vì làm tăng cholesterol xấu (LDL) và đã được chứng minh là làm giảm cholesterol tốt (HDL), nên nó là những tác nhân tích cực gây bệnh tim, tiểu đường, suy dinh dưỡng và thoái hóa tế bào.
Lưu ý: Những sản phẩm có chứa dầu ăn hydro hóa một phần với lượng ít hơn 0,5g chất béo trans trong mỗi phần ăn có thể được ghi nhãn là "không chất béo trans". Cũng nên nhớ rằng "dầu hydro hóa hoàn toàn" không có chứa chất béo trans.
Xi-rô ngô giàu fructose
Mặc dù giống với đường ăn (đường mía) về mặt hóa học, sản phẩm thay thế rẻ tiền này là một dạng glucose chế biến kỹ chuyển thành fructose - loại đường thường được tìm thấy trong trái cây.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó ức chế leptin, hoóc môn chịu trách nhiệm báo cho bộ não biết rằng bạn đã no.
Và trong khi một số người sẽ lý luận rằng về cơ bản đây chỉ là đường, thì có một điều chắc chắn: Quá nhiều đường sẽ gây hại cho các quá trình cơ thể theo rất nhiều cách, bao gồm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác.
BHA (butylated hydroxyanisole) và BHT (butylated hydroxytoluene)
Chất chống oxy hóa thường tốt, đúng. Nhưng không phải trong trường hợp này. BHA và BHT là những chất bảo quản chống oxy hóa được sử dụng trong ngũ cốc, khoai tây chiên và kẹo cao su để giữ chúng khỏi bị ôi.
Bộ Y tế Mỹ phân loại chúng là những tác nhân gây ung thư, nhưng thật khó hiểu là FDA lại cho phép sử dụng.
Những chất phụ gia này ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sự ngon miệng, và có liên quan đến gan và tổn thương thận, rụng tóc, các vấn đề về hành vi, và ung thư.
Natri nitrat và natri nitrit
Những chất phụ gia được sử dụng làm chất tạo màu, và để bảo quản các loại thịt như xúc xích và thịt xông khói. Nghe có vẻ không vấn đề gì cho đến khi bạn biết rằng chúng sẽ trộn với axit dạ dày để tạo thành nitrosamine, chất gây gây ung thư mạnh liên quan đến ung thư miệng, dạ dày, não, thực quản và bàng quang. Những tác dụng phụ đáng chú ý bao gồm chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Propyl gallat
Chất bảo quản chống oxy hóa tiếp theo này được các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng để ngăn chất béo và dầu ăn khỏi bị hỏng, và thường được sử dụng kết hợp với BHA và BHT. Đây là những chất bị tuyên bố là có hại: Chúng có thể gây ra ung thư, mặc dù bằng chứng về điều này còn chưa đi đến kết luận.
Có thể thấy chất này trong dầu thực vật, khoai tây que, viên súp gà, sản phẩm thịt, kẹo cao su và mỹ phẩm.
Natri benzoat và axít benzoic
Những chất phụ gia này được sử dụng trong một số loại nước ép trái cây, đồ uống có ga, và dưa chua để cản trở sự phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm có tính a xít.
Mặc dù là tự nhiên và thường chỉ ảnh hưởng đến những người bị dị ứng, có một vấn đề khác: Khi natri benzoat được sử dụng trong đồ uống cũng chứa a xít ascorbic (vitamin C), các chất này có thể tạo thành những lượng nhỏ benzen, một hóa chất gây bệnh bạch cầu và nhiều loại ung thư khác.
Mặc dù lượng benzen nhỏ, song nói chung bạn nên tránh, đặc biệt là trong các thực phẩm và đồ uống có chứa axit.
Kali bromat
Kali bromat - một chất phụ gia được sử dụng trong bánh mì và bánh cuộn để tăng khối lượng và tạo cấu trúc mềm xốp - đã bị cấm bởi tất cả các nước công nghiệp phát triển khác trừ Mỹ và Nhật Bản.
Đa phần chất này sẽ bị giáng hóa thành bromid trơ, nhưng bất kỳ lượng bromat sót lại nào lẩn khuất cơ thể đều được chứng minh là gây ra ung thư ở động vật thí nghiệm.
Kali bromat cũng được sử dụng để sản xuất một số loại lúa mạch, vì thế cần kiểm tra thật cẩn thận nhãn của loại bánh mì và bánh qui yêu thích của bạn về kali bromat.
Tin tốt: Có rất nhiều các loại thực phẩm nướng khác đã thay thế kali bromat bằng những giải pháp thay thế an toàn hơn.
Phẩm màu thực phẩm
Mặc dù một số loại thực phẩm có màu từ các chất tự nhiên như beta-carotene và carmine, chừng 8 nghìn tấn phẩm màu thực phẩm (nhiều loại trong đó có nguồn gốc từ dầu mỏ) được tiêu thụ tại Mỹ, theo một khảo sát năm 2005 của Hiệp hội Feingold.
Tin tốt là 17 trong số 24 phẩm màu tổng hợp đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm của Mỹ. Vậy có gì không ổn với một ít màu còn lại?
Red#3, được sử dụng trong kẹo, bánh và các món tráng miệng nướng, đã được chứng minh là gây tổn thương nhiễm sắc thể và khối u tuyến giáp.
Red#40, có trong đồ uống, các món tráng miệng, bánh kẹo và thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy khối u bạch huyết trong thí nghiệm.
Yellow#5 (tartrazine) và #6 có thể gây khối u tuyến giáp và thận, u lympho, và tổn thương nhiễm sắc thể.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38