Xử lý vấn nạn kinh doanh, buôn bán phụ gia thực phẩm giả: Chế tài đủ mức răn đe
Quảng Bình: Phát hiện thực phẩm hết “date” | |
Phát hiện “thủ phủ” rau muống tưới nhớt, ngâm hóa chất | |
Cần tỉnh táo khi mua “siêu” thực phẩm |
Báo động vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm
Thời gian qua, do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tăng cao nên hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp. Các đối tượng thường lợi dụng để đưa hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, hàng cấm, hàng nhập lậu ra thị trường tiêu thụ. Gần đây nhất, tối 11.3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Quảng Nam) đã phối hợp với Cảnh sát Môi trường lập biên bản thu giữ và gửi mẫu xét nghiệm số thịt heo mà người dân ở TP. Tam Kỳ mua về để qua đêm bỗng đổi sang màu đỏ.
Một cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 7.3, bà H. ra chợ thương mại Tam Kỳ mua 0,7 kg thịt heo ba chỉ đem về cơ quan làm bún mắm. Thịt được bà H. bỏ vào tủ lạnh tại cơ quan. Khoảng 15h cùng ngày, bà H. mang thịt rửa bằng nước muối và luộc. Khi chín cắt lát và không thấy dấu hiệu bất thường. Mọi người ăn và để dành một bát bún cho người bảo vệ cơ quan, nhưng người này không ăn. Đến sáng 8.3, nhiều người đến cơ quan phát hiện những miếng thịt trên bát bún để dành chuyển sang màu đỏ. Đến trưa 9.3, lực lượng chức năng đã tới lập biên bản thu giữ những lát thịt đổi màu để điều tra...
Vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang ở mức báo động. Ảnh minh họa |
Trước đó, ngày 12.2, Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương Bình Thuận) đã quyết định xử phạt hành chính 50 triệu đồng đối với bà Hương (ngụ thôn Văn Lâm, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) về hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước cấp. Bà Hương là chủ lô hàng thịt trâu Ấn Độ được chuyển từ Biên Hòa (Đồng Nai) về lò mổ ở thôn Văn Lâm (có trên 20 cơ sở giết mổ bò) để “hô biến” thành thịt bò Việt Nam đưa ra thị trường. Cũng tại Bình Thuận, vào ngày 3.2, lực lượng chức năng đã bắt quả tang xe khách chở 18 thùng hàng chứa 300kg thịt trâu Ấn Độ và xương đã bốc mùi hôi thối, lúc nhúc giòi. Số thịt trâu này được các chủ lò mổ mua về, sau khi rã đông sẽ lấy tiết bò đánh lên bề mặt thịt trâu để giả thịt bò, rồi trà trộn số thịt này vào số thịt bò mà lò giết mổ để đưa ra thị trường. Mỗi kg thịt trâu Ấn Độ đưa về Bình Thuận với giá dưới 100.000 đồng, sau khi “hóa phép” thành thịt bò thì bán được với giá gần 300.000 đồng.
Chế tài đủ mức răn đe
Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIII, các đại biểu đã thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2016. Theo đó, rất nhiều các điều luật đã được chỉnh sửa, bổ sung chặt chẽ hơn và cụ thể hóa các hành vi vi phạm để không bỏ lọt tội phạm. Đặc biệt, Điều 193 đã bổ sung quy định xử lý hình sự các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, một tội danh mà trước đây thường chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm theo danh mục do Bộ Y tế quy định như các chất tạo hương… hoặc tạo vị (điều vị) như bột ngọt (mì chính)… sẽ bị phạt tù từ 2 - 5 năm và tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể, khung hình phạt có thể tăng lên từ 5-10 năm, 10 - 15 năm, 15 - 20 năm và cao nhất là mức tù chung thân. Không những vậy, Điều 76 Bộ luật Hình sự mới còn quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi vi phạm, trong đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm Điều 193 về sản xuất, buôn bán phụ gia thực phẩm giả thì mức xử phạt thấp nhất là 1 tỉ đồng và cao nhất đến 18 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
Việc phạt nặng hành vi buôn bán phụ gia thực phẩm giả được dư luận xã hội đồng tình. Chỉ có chế tài phạt thật nặng mới đủ tính chất răn đe với những đối tượng vẫn đang kiếm tiền bằng mọi cách mà không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Theo luật sư Ngọc Anh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Với khung hình phạt mới này, các cơ quan chức năng có chế tài xử lý hình sự các đối tượng sản xuất buôn bán phụ gia thực phẩm giả, ngăn chặn những nguy cơ hiểm họa đến sức khỏe cho người dân và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như giúp những nhà sản xuất kinh doanh chân chính bảo vệ được thượng hiệu của mình.
Thành Nam
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25