Những điều cần biết trước khi ăn cua để tránh tai họa xảy ra
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ 5 nguyên tắc cơ bản của ăn sạch | |
Tác dụng không ngờ khi bạn ăn chuối mỗi ngày | |
Mùa hè: Người bị tiểu đường cần lưu ý những gì? | |
Những loại quả "made in Vietnam" rất tốt cho bé |
Không chế biến cua chết: Trong cua chết có chứa thành phần hóa học histidine có thể gây độc, khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu, lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Không nấu lại canh cua để ăn: Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu, thịt cua bị biến chất và gây độc.
Không ăn cua sống: Việc ăn cua sống là vô cùng nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là 'lungfluke' và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong.
Không uống trà khi ăn cua: Không nên uống nước trà sau khi ăn cua vì điều này trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin. Các chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Không ăn hồng khi ăn cua: Chất tamin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí nghiêm trọng hơn nữa là hình thành sỏi thận.
Phụ nữ có thai không nên ăn cua: Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng, vì thứ nhất độc tính trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ; thứ hai, tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, thậm chí sảy thai hoặc sinh non.
Người có bệnh cao huyết áp và tim mạch: Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, do vậy, việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này gây nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp.
Người bị bệnh gout không nên ăn cua: Hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Hơn nữa, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy.
Theo D.Nhung/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39