Những điểm mới về khám chữa bệnh BHYT: “Cởi trói” cho y tế xã
Hạn chế quá tải bệnh viện do chuyển tuyến
Theo ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, trước đây, Quỹ khám chữa bệnh (KCB) BHYT giao cho trạm y tế thấp (không quá 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú) không đủ để chi cho KCB BHYT, dẫn đến một số loại bệnh TYT xã có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng phải chuyển lên tuyến trên, gây nên tình trạng quá tải ở tuyến trên, tốn kém chi phí và không thuận lợi cho người bệnh, nhất là người cao tuổi mắc bệnh không lây nhiễm.
Với quy định tại NĐ 146, quyền lợi của bệnh nhân về BHYT được tăng lên. |
Từ ngày 1/12 tới đây, về quản lý sử dụng quỹ BHYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP sẽ không giao quỹ cho cơ sở có người đăng ký KCB ban đầu dựa trên số thu BHYT của những người có thẻ đăng ký tại đây như hiện nay.Việc này sẽ bảo đảm tính chia sẻ của quỹ BHYT, phù hợp với việc KCB thông tuyến, đồng thời không gây áp lực cho cơ sở KCB có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.
Các TYT xã cũng không bị rào cản về việc bị khống chế tỷ lệ quỹ được sử dụng tại TYT là dưới 20% quỹ KCB BHYT như hiện nay, góp phần bảo đảm quyền lợi cho người bệnh và tăng cường y tế cơ sở.
Ông Lê Văn Khảm nhấn mạnh, nội dung này là một trong những thay đổi rất lớn của Nghị định 146 lần này. Khi bỏ khống chế tỷ lệ sử dụng quỹ tại tuyến xã, các cơ sở y tế tại tuyến xã có thể thực hiện đầy đủ chức trách, chuyên môn của mình và cung cấp dịch vụ cho người có thẻ BHYT theo đúng phạm vi quyền lợi cũng như bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp.
“Nếu khống chế tỷ lệ KCB BHYT tại TYT dưới 20%, có nghĩa là trong thực tế các nhân viên y tế xã có đủ năng lực chuyên môn khám bệnh, làm xét nghiệm nhưng không được thực hiện nên làm cho niềm tin của người dân với trạm y tế xã không cao. Người dân chọn cách lên tuyến trên khiến ngành y tế rơi vào quá tải tuyến trên. Quy định mới này sẽ tiết kiệm chi phí gián tiếp xã hội cho việc người dân phải lên tuyến trên”, ông Khảm cho hay.
Cũng theo Vụ trưởng, Vụ Bảo hiểm Y tế, chính sách tại Nghị định 146 của Chính phủ sẽ đồng bộ được nhiều chính sách khác nhau của Bộ Y tế, thí dụ như sẽ đồng bộ với Thông tư 39 của Bộ Y tế về gói dịch vụ y tế cơ bản tuyến xã.
“Nếu chúng ta có danh mục thuốc đầy đủ và danh mục kỹ thuật đầy đủ tại TYT xã nhưng không có cơ chế về tài chính thì Thông tư này cũng không phát huy hiệu quả. Vì thế, những điều chỉnh trong Nghị định 146 sẽ tác động trên phương diện trách nhiệm, quyền lợi, chi phí và chính sách khi chúng ta đang muốn tăng cường y tế cơ sở”, ông Khảm nói thêm.
Cũng theo Nghị định mới, sẽ áp dụng các tính tổng mức thanh toán chi phí KCB của các đơn vị dựa trên tổng chi phí KCB của năm trước tính cho chi phí về thuốc, vật tư y tế, máu, chế phẩm máu, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (có tính đến hệ số điều chỉnh về giá thuốc, giá vật tư y tế), cộng với các chi phí phát sinh trong năm do thay đổi về phạm vi chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, thay đổi về đối tượng KCB, thay đổi về mô hình bệnh tật...
Theo ông Khảm phân tích: “Quy định này bảo đảm tính chính xác, minh bạch của các chi phí, thuận lợi trong quản lý điều hành cung ứng dịch vụ, việc thanh toán cũng thuận lợi hơn. Cơ chế này khác với hiện nay là tổng mức thanh toán chỉ áp dụng cho đối tượng từ nơi khác chuyển đến và chỉnh tính trung bình một lượt KCB (nội trú hay ngoại trú) năm trước và nhân với số lượt KCB trong năm và nhân với hệ số điều chỉnh giá thuốc, vật tư y tế, dịch vụ khám chữa bệnh”.
Nghị định cũng bổ sung quy định về số tiền trích để lại cho người làm việc trên tầu đánh bắt xa bờ bằng 10% số thu BHYT tính trên số người làm việc trên tàu có tham gia BHYT để mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu.
Giảm lạm dụng xét nghiệm
Cũng trong Nghị định 146, còn có một số điểm mới liên quan trực tiếp đến chất lượng KCB và quyền lợi khi KCB BHYT. Trong đó, có quy định về sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán trong trường hợp cơ sở KCB gửi mẫu bệnh phẩm, chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác để thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Ông Phan Văn Toàn, Phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, với quy định này, nếu bệnh nhân khám tại tuyến xã, phường, sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cơ bản thay vì chỉ khám “chay”. Về lâu dài, sẽ thành lập các trung tâm xét nghiệm, chẩn đoán có tập trung đầu tư phương tiện và sử dụng hiệu quả thay vì mỗi bệnh viện phải trang bị đầy đủ nhưng không sử dụng hết năng lực của thiết bị và cũng không đủ năng lực thực hiện dịch vụ cận lâm sàng mặc dù có đủ năng lực điều trị.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ bảo hiểm y tế, hiện nay, nhiều cơ sở không thể trang bị hết máy xét nghiệm, có những thiết bị rất đắt tiền, vô cùng tốn kém. Tuy nhiên, kết quả điều trị sẽ kém hiệu quả nếu chính bệnh viện không làm được xét nghiệm mà bệnh nhân cần. Hiểu được thực trạng đó, với những cơ sở KCB không đầy đủ thiết bị xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân có thể chuyển mẫu bệnh phẩm, máu sang cơ sở khác kể cả đó không phải cơ sở KCB. Sau đó, bệnh nhân có thể về lại nơi điều trị thuận tiện cho quá trình đi lại, chữa bệnh.
Liên quan đến quy định trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa cho biết, chuyển mẫu bệnh phẩm đến cơ sở khác là quy định mới trong Nghị định 146 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Với quy định này, quyền lợi của bệnh nhân về BHYT được tăng lên, người bệnh được sử dụng xét nghiệm tại cơ sở xét nghiệm đúng theo nhu cầu.
Để quy định đi vào hiệu quả, Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng xét nghiệm, cho các cơ sở y tế sử dụng kết quả xét nghiệm lẫn nhau hoặc các bệnh viện tuyến thấp hơn cần sử dụng kết quả xét nghiệm bệnh viện tuyến trên nhằm thuận tiện cho người dân cũng như giảm thiểu chi phí cho xét nghiệm.
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, phần nhiều các xét nghiệm thuộc lĩnh vực huyết học, vi sinh… có thể sử dụng lại, nhu cầu cũng tương đối lớn.Sắp tới, Bộ Y tế tiến tới đồng bộ hệ thống xét nghiệm bệnh viện theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, nơi đánh giá là tổ chức đội ngũ viên được đào tạo.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37