Nhận diện thực phẩm gây tắc ruột ở trẻ
Máy đo thực phẩm an toàn: Không thực sự cần thiết | |
Các thực phẩm chống rụng tóc hiệu quả | |
Những thực phẩm chế biến sẵn độc hại hàng đầu |
Hồng xiêm, măng... là những thực phẩm không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều, dễ dẫn tới tắc ruột - Ảnh: Minh Khôi |
Lầm là ung thư
Khoa Nội soi, Bệnh viện Nhi T.Ư vừa tiếp nhận cháu Hoàng Anh L. (5 tuổi, ở Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều. Qua khám lâm sàng các bác sĩ nhận thấy có khối u cứng trong ổ bụng. Gia đình cho biết trước đó khi phát hiện cháu đau bụng và sờ thấy khối cứng trong bụng, gia đình đã đưa cháu đi khám tại một vài bệnh viện khác và được chẩn đoán là lách to, ung thư hạch.
Theo TS-BS Phan Thị Hiền, phụ trách Khoa Nội soi, Bệnh viện Nhi T.Ư, khi nội soi dạ dày cho cháu L. bác sĩ đã phát hiện có 3 khối bã thức ăn chắc, cứng như sỏi, mỗi khối đường kính 4 - 6 cm. Kèm theo đó có loét dạ dày. Do không xuất hiện dấu hiệu tắc ruột ở bệnh nhi nên các bác sĩ quyết định cho cháu L. một loại nước để làm mềm bã thức ăn và tiếp tục theo dõi. 10 ngày sau đó, khi tiến hành nội soi lần thứ hai, kết quả cho thấy một trong 3 khối thức ăn đã vỡ thành hai mảnh.
“Các bác sĩ đã tiến hành cắt nhỏ hoàn toàn các khối bã thức ăn. Quan sát một phần bã thức ăn được lấy ra ngoài qua nội soi, thấy nhiều mảnh xơ to và vỏ quả hồng đỏ”, TS-BS Phan Thị Hiền cho biết. Gia đình bệnh nhi xác nhận, trước đó cháu đã ăn rất nhiều quả hồng đỏ.
Sau khi được nội soi phá bã thức ăn, cháu L. đã đại tiện ra rất nhiều chất bã cứng. Gần hai tuần điều trị, cháu được ra viện trong tình trạng ổn định, kiểm tra không còn bã thức ăn.
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm
Bác sĩ chia sẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý đối với các loại quả có nhiều nhựa (như: hồng xiêm, hồng, dâu da, quả sung...) hoặc các loại rau nhiều chất xơ (như măng), không nên cho trẻ ăn quá nhiều và ăn vào lúc đói, bởi chúng dễ kết lại với nhau và tồn tại lâu trong dạ dày thành khối bã. Tình trạng này dễ dẫn tới tắc ruột, thậm chí thủng ruột, rất nguy hiểm.
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết thêm: “Một số loại quả như ổi xanh, quả hồng có chứa tanin (khi ăn có vị chát) là chất có thể gây táo bón nếu ăn nhiều, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi nhu động ruột kém. Do đó nên cho trẻ ăn quả chín, rau xanh là thực phẩm có lợi cho tiêu hóa”.
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cũng chia sẻ, thông thường chất xơ giúp ngăn chặn táo bón, giảm nguy cơ ung thư đại tràng, nhưng một số loại nếu ăn nhiều (ví dụ như măng, vỏ ngô trong bỏng ngô) trong quá trình tiêu hóa chất xơ này sẽ hút nhiều nước, làm cho chất thải trong ruột bị khô dẫn đến táo bón. Thậm chí nếu ăn quá nhiều, lâu ngày sẽ tắc ruột.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31