Nhận biết, điều trị bệnh tâm thần ở trẻ

Những năm gần đây nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện vì chứng bệnh tâm thần. Theo các bác sỹ, khi thấy trẻ có biểu hiện hoảng loạn, kêu khóc, xa lánh mọi người, không ăn, không vệ sinh thân thể hay cáu gắt, đập phá… là bệnh đã nặng, cần được chữa trị kịp thời.
Cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ngay với mẹ: Giảm đáng kể tử vong
Vui buồn thất thường là biểu hiện tâm thần
Ô nhiễm không khí gây chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt

Trẻ bị sang chấn tâm lý

Cháu Thùy Vân, 10 tuổi, ở Uông Bí, Quảng Ninh, được mẹ đưa vào bệnh viện khám lại sau 6 tháng điều trị tại khoa Tâm thần phân liệt, bệnh viện Bạch Mai. Chị Linh, mẹ cháu Vân, chia sẻ: Chị sinh được 2 cháu, Vân là con đầu. Trước kia bố mẹ rất gần gũi cháu nhưng từ ngày chị sinh thêm bé trai gia đình ít có thời gian quan tâm. Cuối năm 2014, cháu Vân tự nhiên ít nói và lầm lì. Hay ốm và hay lẩm bẩm một mình. Nhiều khi cháu bảo có người đang mắng, dọa đánh và khi tắm thì có người nhìn trộm cháu, nhiều đêm ngủ thì giật mình kêu cứu. Vì tưởng con bị ai bắt nạt nên gia đình đã đi tìm hiểu nhưng không phải. Trong khi bệnh của cháu ngày nặng hơn, gia đình phải đưa cháu đi bệnh viện.

Nhận biết, điều trị bệnh tâm thần ở trẻ
Nhiều bệnh nhân tâm thần là trẻ nhỏ

Hay trường hợp cháu Minh, 8 tuổi hiện đang được điều trị tích cực do rối loạn tâm thần. Bà của cháu cho biết: Bố mẹ cháu rất cưng chiều, cháu muốn ăn gì, làm gì đều được nhưng từ khi mẹ sinh thêm em bỗng nhiên cháu sinh ra ốm và có những biểu hiện khác thường. Nhiều khi cháu đánh em vì cho rằng em làm mình không được yêu thương nữa. Biểu hiện nặng nhất là cháu tự lấy tay cào sứt mặt, chảy máu. Bị bố mẹ đánh thì cháu sinh ra thù gét bố mẹ và bỏ ăn.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Tâm thần phân liệt bệnh viện Bạch Mai: Gần đây khoa thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân là trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trường hợp hai cháu kể trên cũng giống như nhiều trẻ khác khi nhập viện có biểu hiện rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi và nặng hơn là rối loạn tâm thần, gọi chung là bị những sang chấn tâm lý. Ban đầu khi có những biểu hiện của bệnh, gia đình thường ít chú ý hoặc biết nhưng dè dặt bởi các định kiến xã hội, đến khi bệnh nặng mới đưa đến bệnh viện. Nhiều cháu đã có những hành vi làm tổn thương mình và tổn thương người xung quanh, rất nguy hiểm.

Do điều kiện kinh tế khó khăn, các gia đình ít có thời gian quan tâm tới con cái. Hay nhiều gia đình nghĩ con đã biết tự chăm sóc bản thân nên khi sinh thêm bé thứ hai thường dành thời gian chăm sóc cho bé mới sinh, ít quan tâm đến bé lớn. Nhiều khi do căng thẳng trong công việc, cuộc sống, bố mẹ thường hay quát mắng con cái, khi đó trẻ sẽ sinh tâm lý buồn chán vì cho rằng bố mẹ không còn cần mình.

Chữa bệnh cho trẻ ngay trong gia đình

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, quá trình phát triển tư duy của trẻ cần được quan tâm ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Người mẹ cần “vệ sinh tâm thần” cho trẻ như: Không bị mắc những bệnh truyền nhiễm, ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng. Tránh bị sang chấn tâm lý. Giai đoạn từ 5 đến 16 tuổi, nhận thức của trẻ còn non nớt vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Não chưa được biệt hóa hoàn toàn, đặc biệt là não thất, vì vậy không nên để trẻ bị sang chấn tâm lý. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội mang ý nghĩa cộng đồng.

Theo các bác sỹ, khi trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như: Giấc ngủ nông, ngủ hay gặp ác mộng và sợ hãi khi ở một mình, thù gét những ai yêu thương mình, đặc biệt là thù ghét người đang yêu thương mình mà lại bỏ rơi mình. Nặng hơn, trẻ thường hoảng loạn kêu khóc, xa lánh mọi người, không ăn, không vệ sinh thân thể, hay cáu, đánh bạn thân và đập phá, gia đình cần cho trẻ đến khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần để được chữa trị kịp thời.

Còn theo bác sĩ Dũng, trẻ có thể khỏi bệnh hoàn toàn khi được người thân trong gia đình gần gũi và chia sẻ vì nguyên nhân dẫn tới những sang chấn tâm lý của trẻ phần nhiều từ phía gia đình, nhiều gia đình thiếu tinh tế trong việc chăm sóc con. Môi trường gia đình rất quan trọng đối với trẻ, trẻ sẽ hồi phục nhanh hơn nếu cảm thấy hạnh phúc và bố mẹ luôn yêu thương mình. Đặc biệt, trẻ sẽ không bị tái phát bệnh nếu gia đình phối hợp chặt chẽ cùng bác sĩ trong việc chăm sóc trẻ đúng cách.

Dù trẻ sinh ra không may bị khiếm khuyết, cha mẹ cũng nên dành tình yêu thương công bằng cho trẻ. Đừng bắt trẻ phải tự lập sớm nếu trẻ chưa sẵn sàng vì không phải đứa trẻ nào phát triển tâm, sinh lý cũng giống nhau. Cho trẻ thời gian để hoàn thiện mình và đừng đặt ra tiêu chuẩn đối với trẻ, hãy cho trẻ biết mình đúng và sai như thế nào trong sự động viên và khích lệ. Trẻ đang trong thời gian hồi phục, gia đình cần gần gũi hơn, động viên chia sẻ nhiều hơn, phải kiên trì không nên nóng vội và tuyệt đối không có cái nhìn định kiến với trẻ bị tâm thần.

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động