Vui buồn thất thường là biểu hiện tâm thần
![]() |
Người mẹ chém chết con trai 8 tuổi từng có biểu hiện tâm thần |
![]() |
Chuyện ít biết về Khoa Tâm thần thành lập trong ...20 ngày |
Vui buồn cực độ không rõ lý do
PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện 103) cho biết hàng ngày khoa luôn tiếp nhận vài trường hợp đến khám vì chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Người bệnh luôn có hai cực cảm xúc là hưng cảm và trầm cảm, biểu hiện một cách thái quá và đem lại những hậu quả nguy hiểm. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân đã tự kết liễu cuộc đời trước khi được chữa bệnh.
Ở cực hưng cảm, người bệnh luôn có biểu hiện hân hoan, vui vẻ, sung sướng cao độ không có lý do cụ thể. Có người còn tự cao tự đại quá mức, tự cho mình giàu sang phú quý, có năng lực hơn người, tăng hoạt động yêu thích, sẵn sàng can thiệp vào chuyện người khác, nói nhiều, nói nhanh, nói suốt ngày đêm. Khi hưng cảm, người bệnh ngủ rất ít nhưng không mệt mỏi.
Hưng cảm thường diễn ra trong 4-5 tháng rồi tự khỏi nhưng lại tái diễn. Khi diễn biến nặng, bệnh nhân có thể gặp hội chứng lên đồng (tự cho rằng có ma quỷ nhập) và có xu hướng nghiện ngập (tình dục, rượu, ma túy, cờ bạc, mua sắm gây thiệt hại hàng tỉ đồng). Giai đoạn hưng cảm sẽ tự khỏi và kết thúc bằng một giai đoạn bình phục hoàn toàn (có thể kéo dài 1-2 tháng hoặc vài năm).
Tuy nhiên, theo BS Huy, đây chỉ là diễn biến theo chu kỳ của bệnh. Bệnh sẽ tiếp tục tái phát, có thể bằng một giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Điều này khiến nhiều người ngộ nhận bệnh đã khỏi, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Ở giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân luôn có biểu hiện buồn rầu, chán chường, mệt mỏi (nhất là vào buổi sáng), chán ăn (thậm chí nhịn hoàn toàn), sụt cân (nhiều người giảm 10 kg trong 2-3 tháng), không ngủ được, chậm chạp, trí nhớ kém. Đáng lo ngại, bệnh nhân luôn có cảm giác muốn chết để kết thúc mọi thứ và có thể lên kế hoạch tự tử.
Nguy hại khôn lường
Theo BS Huy, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm 1-2% dân số, không phân biệt giới tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi, thông thường từ 20-40.
Bệnh này có tính chu kỳ, tái phát suốt đời, có thể bị quanh năm. Ví dụ năm nay người bệnh bị hưng cảm rơi vào tháng 1, đúng vào giai đoạn này năm sau sẽ tái phát.
Để chữa trị, người bệnh phải dùng thuốc với cả 2 giai đoạn, uống suốt đời. BS Huy lo ngại hiện nhiều người đang tự ý dừng uống thuốc khi bệnh tạm khỏi. Nếu phát hiện bệnh sớm và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh sẽ không nguy hại đến tính mạng.
Tuy nhiên, BS Huy cũng thừa nhận những triệu chứng của bệnh sẽ gây trở ngại tới khả năng lao động, học tập và các mối quan hệ gia đình, xã hội, tách biệt họ với cuộc sống bình thường. Theo thống kê, những người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tỷ lệ ly dị cao gấp 2-3 lần, suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với những người bình thường.
Khi hưng cảm thái quá, người bệnh khá ồn ào và có khả năng làm suy kiệt bản thân. Còn trầm cảm là nguyên nhân gây tự tử nhiều nhất. Họ có thể nung nấu ý định tự tử và lên kế hoạch rất chi tiết. Qua đó bác sĩ Huy khuyến cáo đây là căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, tuyệt đối không được xem thường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58