Nhà cổ, sống khổ mỗi ngày

Năm 2004, 274 ngôi nhà dân ở khu phố cổ Hà Nội được đưa vào “danh sách đỏ” cần được bảo vệ, người dân không được tự ý sửa chữa, phá dỡ. Tuy nhiên sau hơn 10 năm, chỉ có 4 ngôi nhà được phục dựng, số còn lại vẫn “dài cổ” chờ đến lượt được bảo tồn (!?).
Biệt thự cổ “kêu cứu”
Rời xa "mảnh đất vàng", dân phố cổ Hà Nội lo làm gì để sống
Người dân phố cổ tiếp tục được kinh doanh tại khu nhà mới

Biểu tượng kêu cứu

Được cho là xây dựng từ những năm 1880, ngôi nhà ở số 47 Hàng Bạc nay đã tròn 135 tuổi, là một trong những ngôi nhà cổ nhất mảnh đất kinh kì. Thế nhưng thay vì niềm tự hào, những thành viên của ngôi nhà cổ này lại thường thở dài ngao ngán: “Mang tiếng ở nhà cổ, nhà khổ thì đúng hơn”. Đánh giá về kiến trúc ngôi nhà, nhiều chuyên gia cho biết, nếu xét kiến trúc thuần Việt thì đây là ngôi nhà cổ nhất phố cổ. Đặc trưng của lối kiến trúc thời đó là lối đi được bố trí ở giữa nhà, mặt tiền nhô cao, không có vỉa hè bởi thời xưa lòng đường cũng là… vỉa hè, về sau người Pháp mới quy hoạch theo kiểu mới. Đặc trưng này được thể hiện rõ theo bức ảnh tư liệu phố cổ Hà Nội mà một cô gái Pháp đưa sang Hà Nội năm 2001, bức ảnh được đề chụp năm 1883.

Nhà cổ, sống khổ mỗi ngày
Ngôi nhà cổ nhất Hà Nội đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại cái không gian cổ kính đó đã nhanh chóng bị biến mất bởi thực trạng không thể “hoàn cảnh” hơn của ngôi nhà này. Theo như lời kể của ông Đỗ Ngọc Thanh, một trong những người chủ sở hữu căn nhà cổ, thì đến nay gia đình đã có 4 thế hệ sống dưới căn nhà này. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, các phần phụ trong khu bếp của ngôi nhà với diện tích 205m2 đã sập và tiếp tục đổ sập đến phần diện tích phụ ở giữa nhà.

Hiện nay, tại lối đi dẫn vào nhà hai bên tường vữa bong nham nhở, lộ những mảng gạch cổ, thậm chí ngước lên phía trên còn có thể thấy được bầu trời. Ở bên trong, cầu thang gỗ không còn, các hộ dân phải làm tạm một cầu thang sắt cỏn con để leo lên căn gác xếp bên trên. Mái nhà giờ chỉ còn lại một khoảng trời trống trải, cỏ cây um tùm bên những thanh xà cháy dở. Để đối phó với tình trạng ngày một xuống cấp của ngôi nhà, các hộ dân không còn cách nào khác là tiếp tục chắp vá bằng đủ các loại vật liệu khác nhau. Hiện ngôi nhà là nhiều mảnh ghép lộn xộn gá vào nhau, trải qua bao năm tháng, mưa gió, “ngôi nhà di sản” ngày nào giờ đã mục nát khiến những con người sinh sống trong ngôi nhà luôn thường trực một nỗi sợ sập nhà.

Băn khoăn đi hay ở?

Trước đây, sống trong ngôi nhà cổ này có lúc lên tới 40 người, hầu hết đều là họ hàng con cháu một nhà của ông Thanh. Nhưng rồi một số người do không chịu được cuộc sống chen chúc, tạm bợ đã thuê nhà ở chỗ khác. Hiện tại căn nhà này còn 7 hộ và gần 30 nhân khẩu vẫn sinh sống. Điều đáng nói là từng ấy con người lại sống trong 1/3 diện tích còn lại của 206m2 diện tích ngôi nhà. 2/3 diện tích đã hoang phế không thể sử dụng. Đã nhiều năm rồi, những hộ gia đình ở đây vẫn phải chịu cảnh khi nắng mùi hôi nồng nặc bốc lên, khi mưa, thì nhà ngập. Đã không dưới hai lần, mái sau của ngôi nhà này bị sập. Thậm chí, UBND phường Hàng Bạc còn gắn biển cảnh báo nguy hiểm “cấm qua lại” ở ngay bên trong ngôi nhà.

Nhà vợ chồng ông Thanh, bà Quế gồm 9 người sống trong một không gian chỉ vẻn vẹn 16m2. Tuy mang tiếng là hai hộ nhưng chỉ cách nhau một bức vách không thể mỏng hơn. Quen với cuộc sống, không khí nhộn nhịp, sầm uất nơi phố cổ, nhiều người dân dù rất muốn được di dời nhưng trên thực tế điều kiện tài chính lại là một sức cản rất lớn.

Bà Nguyễn Thị Quế chia sẻ, dù đi hay ở trong lúc này cũng đều rất bất cập. Ở đây, phố xá sầm uất, nhiều khách qua lại nên còn buôn bán được, có đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống nhưng chật chội, nhà cửa xuống cấp, nguy hiểm lắm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội mới chỉ bảo tồn được 4 ngôi nhà, còn lại hơn 200 ngôi nhà vẫn là danh sách “nằm chờ”. Theo tìm hiểu của PV, nhiều hộ nằm trong “danh sách đỏ” như nhà số 31, 47, 60, 66, 70 Hàng Bạc; nhà 28, 70, 84, 86 Mã Mây; nhà 13 Hàng Đường... đa phần đều có nguyện vọng được chính quyền bố trí nơi ở mới. Bên cạnh đó, có 51 chủ hộ của các ngôi nhà trong “danh sách đỏ” có đơn đề nghị được rút khỏi danh sách nhà cần bảo tồn, để người dân chủ động việc phá dỡ, xây lại mới, cải thiện chỗ ở.

Trước những phản ánh của người dân tại địa chỉ số 47 Hàng Bạc, ông Phạm Tuấn Long, Phó trưởng Ban Quản lý Phố cổ cho biết, Ban Quản lý Phố cổ vẫn làm việc liên tục với phường và thường xuyên có những đợt kiểm tra, các khu vực nguy hiểm đã được gắn biển cảnh báo. Chúng tôi cũng đã đề xuất dự án bảo tồn ngôi nhà số 47 từ năm 2012 và được UBND quận Hoàn Kiếm phê duyệt và luôn trong tâm thế sẵn sàng triển khai nếu hai bên có được sự thương thảo, thống nhất.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội mới chỉ bảo tồn được 4 ngôi nhà, còn lại hơn 200 ngôi nhà vẫn là danh sách nằm trên giấy. Theo tìm hiểu của PV, nhiều hộ nằm trong “danh sách đỏ” như nhà số 31, 47, 60, 66, 70 Hàng Bạc; nhà 28, 70, 84, 86 Mã Mây; nhà 13 Hàng Đường... đa phần đều có nguyện vọng được chính quyền bố trí nơi ở mới. Bên cạnh đó, có 51 chủ hộ của các ngôi nhà trong “danh sách đỏ” có đơn đề nghị được rút khỏi danh sách nhà cần bảo tồn, để người dân chủ động việc phá dỡ, xây lại mới, cải thiện chỗ ở.

Thực tế, từ vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo gây thương vong cho nhiều người vừa qua, các nhà quản lý cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa, bởi lẽ nhiều ngôi nhà nằm trong “danh sách đỏ” đã không chờ được nữa, trong khi tính mạng và tài sản của người dân cần được đảm bảo.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết nghị sẽ cắt điện, nước với 8 loại công trình vi phạm từ ngày 1/1/2025. Những công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, xây sai quy hoạch, vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy sẽ bị áp dụng biện pháp cắt điện nước...
Xem thêm
Phiên bản di động