Biệt thự cổ “kêu cứu”
![]() | Nguyên nhân sập nhà số 107 Trần Hưng Đạo là do xuống cấp |
![]() | Mưa lũ làm 2 người chết, nhiều nhà dân đổ sập |
“Thảm họa” được báo trước?
Sau năm 1954, trong điều kiện thiếu thốn nhà ở, hầu hết các biệt thự Pháp cũ đều trở thành trụ sở của các cơ quan nhà nước, hoặc thành các “khu tập thể mini” cho nhiều hộ dân cư ngụ. Bên cạnh sự xuống cấp do thời gian, việc sử dụng, cải tạo tùy tiện trong quá trình sử dụng, đã không những không tận dụng được những nét đẹp đặc thù của biệt thự mà còn phá vỡ kiến trúc, cảnh quan, ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.
![]() |
Căn biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp ở số 8 Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiều năm nay đã xuống cấp trầm trọng. |
Nhà số 8 phố Tăng Bạt Hổ, là căn biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp, sau này tòa nhà bị chia nhỏ cho nhiều hộ gia đình cùng chung sống từ thời bao cấp. Vì không có hệ thống cấp nước riêng nên người dân phải tự lắp đường ống để bơm nước từ bể dưới sân lên sử dụng, thậm chí có nhà còn làm thêm cả bồn chứa trên trần nhà để tiện sinh hoạt. Cửa ra vào bằng gỗ đã mục nát, có hộ dùng cót ép để che tạm lối ra vào. Tòa nhà ngày càng xuống cấp trong khi số nhân khẩu lại ngày một đông thêm. Ông Đỗ Xuân Ánh (78 tuổi), sống ở tầng 2 nhà này, phản ánh, từ năm 1957 đến nay chưa lần nào tòa nhà được duy tu sửa chữa.
Trao đổi với PV, KTS Nguyễn Xuân Phúc, Hội KTS Hà Nội, cho biết, các căn biệt thự cổ do Pháp xây dựng đều không sử dụng kết cấu bê tông đổ liền như hiện nay mà kết hợp giữa tường gạch và thanh sắt chữ Y làm trụ cài. Việc chống thấm, do bố trí thiếu hợp lý các công trình phụ, bể nước, đường ống hay quá trình cải tạo nền, cống… khiến các công trình này lâm vào cảnh thấm xuôi, thấm ngược. Các biệt thự cổ thường có một đặc trưng là tường và các công trình chịu lực rất mau bở, mủn và chịu tải kém.
Chờ đến bao giờ?
Hà Nội hiện có hàng trăm nhà cổ cần bảo tồn. Đó là những công trình có giá trị đặc biệt và công trình có giá trị. Những công trình này được chia làm 5 loại kiến trúc như kiến trúc Việt Nam truyền thống, kiến trúc phong cách Trung Hoa, kiến trúc phong cách châu Âu, mẫu nhà Địa Trung Hải thời kì 1900 – 1930, mẫu nhà Anpo thời kì 1900 -1930, mẫu nhà Art-Deco thời kì 1931 – 1945… Từ vụ việc sập ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo, nhiều người cho rằng nên kiểm tra, rà soát đánh giá niên hạn của tất cả các ngôi nhà cổ để có phương án phù hợp, tránh hậu quả đáng tiếc.
Theo tìm hiểu của PV, vào năm 2012, chủ nhân của nhiều biệt thự cổ tại Hà Nội nhận được văn bản từ Pháp gửi sang, với đại ý khuyến cáo về việc các công trình này đã hết niên hạn sử dụng. Đây rõ ràng là lời cảnh báo đối với các công trình đã quá niên hạn nhưng lại không được duy tu, bảo trì thường xuyên, và không được cơ quan chức năng “đoái hoài”. Sau vụ sập nhà vừa qua, một lần nữa, dư luận lại dấy lên câu hỏi về tính an toàn của những căn nhà cổ. |
Trên thực tế, không phải đến thời điểm nay, câu chuyện về “số phận” các biệt thự cổ mới được nhắc đến. Từ những năm 1990, UBND TP đã trình Chính phủ quy chế quản lý quỹ nhà biệt thự. Theo đó, các hộ dân đang “chia năm, xẻ bảy” biệt thự cổ sẽ được bố trí quỹ đất để di dời. Đồng thời, các biệt thự cũ nát, xuống cấp cũng sẽ được nâng cấp, cải tạo để bán, cho thuê hoặc sử dụng vào mục đích văn hóa. Tuy nhiên, quy chế này sau đó không triển khai được vì chi phí quá lớn. Năm 2012, Hà Nội cũng có dự thảo quy chế quản lý quỹ nhà biệt thự do Pháp để lại, trong đó đề xuất cơ chế tạo điều kiện cho tư nhân tham gia cải tạo, bảo tồn.
Bàn về vấn đề này, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, cho rằng, cần xem xét mối quan hệ sở hữu trong các biệt thự; mối quan hệ giữa kiến trúc biệt thự với quy hoạch không gian của khu phố, tuyến phố; sự tiêu biểu của phong cách kiến trúc để có những phương án bảo tồn hợp lý. Bên cạnh đó, cần phải khảo sát cụ thể từng công trình, từ đó đưa ra những phương án bảo tồn cụ thể, thay vì nói chung chung như hiện nay.
Được biết, vào năm 2013, thành phố cũng đã ban hành ba văn bản hướng dẫn việc rà soát, thẩm định để bảo tồn biệt thự cổ, UBND TP cũng đã thành lập ba tổ công tác để rà soát, kiểm đếm toàn bộ biệt thự xây dựng trước năm 1954, trình hội đồng thẩm định danh mục các biệt thự cần bảo tồn, tôn tạo. Điều đó cho thấy, chính sách đã có nhưng sự chậm trễ trong triển khai khiến nhiều nhiều chuyên gia cảm thấy sốt ruột, bởi rất nhiều biệt thự cổ đã không còn “chờ” được nữa.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp
Trật tự đô thị 11/04/2025 22:54

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị
Trật tự đô thị 11/04/2025 18:10

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp
Trật tự đô thị 10/04/2025 20:46

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”
Trật tự đô thị 10/04/2025 17:14

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn
Trật tự đô thị 08/04/2025 17:39

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5
Trật tự đô thị 04/04/2025 15:50

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Trật tự đô thị 04/04/2025 15:17

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất
Trật tự đô thị 01/04/2025 21:10

TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4
Trật tự đô thị 01/04/2025 18:24

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học
Trật tự đô thị 28/03/2025 15:38