Nguy hiểm khi trẻ bị lao
Cần xác định mức độ lây nhiễm | |
Bấp bênh lao động nhập cư |
Bệnh lây qua đường hô hấp
Bác sĩ Nguyễn Huy Khôi, Bộ Y tế, cho biết, trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội, những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70% và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng. Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.
Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ. Ảnh minh họa |
Việc chẩn đoán lao, tìm ra vi khuẩn lao ở trẻ em thường khó hơn so với người lớn vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi khuẩn lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán. Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là các thể: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu, lao cấp tính, lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi, lao ngoài phổi. Cho đến nay, tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Theo ước tính của WHO, hàng năm trên toàn thế giới có gần 9 triệu trường hợp mắc mới và 1,3 triệu người chết do lao, trong đó trên 95% số trường hợp mắc mới và tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển (đặc biệt tại châu Á và châu Phi). Đáng chú ý là hàng năm có khoảng 530.000 trường hợp mắc mới và 74.000 trường hợp tử vong do lao ở trẻ em.
Bác sĩ Nguyễn Huy Khôi, Bộ Y tế cho biết, điều trị lao ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. |
“Không có gì đáng tự hào khi Việt Nam giữ vị trí số 13 trong tổng số 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới và điều đáng lo ngại là lao đang trẻ hóa. Vì vậy, đã đến lúc cần chú ý đến vấn đề tầm soát các trường hợp phơi nhiễm, phát hiện và điều trị sớm các cá thể nhiễm, nhằm tránh chuyển sang bệnh lao, giúp giảm gánh nặng cho cộng đồng liên quan đến điều trị, chăm sóc, và giảm tỷ lệ tử vong do lao”, ThS. BS. Trần Thị Mai Chinh, trường Đại học Y Hà Nội, chia sẻ.
Khỏi bệnh nếu điều trị đúng phác đồ
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Khôi, điều trị lao ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).
Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vắc-xin BCG phòng lao. Vắc-xin BCG chống chỉ định trong các trường hợp sau: Đang bị nhiễm khuẩn cấp, đang sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân. Việc tiêm muộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Có thể đánh giá đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với việc tiêm phòng dựa vào các phản ứng sau khi tiêm. Nếu trẻ sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo thì có nghĩa là trẻ đã đáp ứng miễn dịch. Cũng như các loại thuốc và vắc-xin khác, vắc-xin tiêm phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ, còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Các bà mẹ đừng quá lo lắng vì đây là điều bình thường, chứng tỏ trẻ có đáp ứng với vắc-xin và trẻ sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày.
Những phản ứng này thường nhẹ như sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt, nổi ban và nổi nốt sần. Các nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm, thường mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng 10mm. Vết loét này tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc-xin đã có hiệu quả. Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin phòng lao từ 3 - 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng 1 tháng sau mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo phác đồ của Chương trình chống lao Quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46