Cần xác định mức độ lây nhiễm
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Liệu có được “xóa sổ”? | |
Nhiễm khuẩn đường sinh sản |
Người dân lo lắng
Trước hết cần khẳng định, Trung tâm Phòng chống lao và bệnh phổi Hà Đông là một trong những trung tâm rất tích cực, chủ động thực hiện công tác phòng chống lao. Đây vốn là Trạm chống lao Hà Tây, thành lập từ những năm 70 của thế kỷ trước. Nhiệm vụ của trung tâm cũng được quy định rõ là khám, chữa bệnh cho bệnh nhân lao và các bệnh phổi tại địa bàn khu vực phía Tây-Nam thành phố Hà Nội. Mạng lưới chống lao do trung tâm phụ trách có 17 tổ chống lao thuộc 14 quận, huyện, 2 trại giam và 1 phòng khám ngay tại trung tâm. Mỗi tổ chống lao có từ 3-4 cán bộ chuyên trách. Ngoài ra, 327 xã, phường, thị trấn đều có cán bộ phụ trách công tác chống lao.
Trung tâm phòng chống lao và bệnh phổi Hà Đông nằm giữa khu dân cư đông đúc |
Số liệu cho thấy, năm 2014, Trung tâm phòng chống lao và bệnh phổi Hà Đông đã khám, phát hiện cho 36.975 lượt bệnh nhân (đạt 119%); thu nhận điều trị 2.091 bệnh nhân (đạt 105%), trong đó lao phổi AFB(+) là 876 bệnh nhân. Trong năm qua, toàn mạng lưới đã xét nghiệm phát hiện cho 15.537 người nghi lao đến khám (đạt 126%), có kết quả dương tính là 694 người. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, Trung tâm phòng chống lao và bệnh phổi Hà Đông nằm trên đường Nguyễn Viết Xuân được đặt cạnh khu dân cư đông đúc đã và đang tổ chức khám, chữa bệnh lao các thể trong giai đoạn phát tán vi khuẩn. Điều đặc biệt, hằng ngày, bệnh nhân đến khám tại trung tâm thường xuyên ho, khạc nhổ đờm, máu ra vỉa hè giáp khu dân cư gây nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Có mặt tại khu vực trung tâm này, chúng tôi nhận thấy, trung tâm cách khu dân cư chưa đầy 10m, nằm sát hồ Đầm Khê. Cách trung tâm khoảng 200m còn có một trường tiểu học, nên mật độ dân qua lại nơi đây rất cao. Tiếp xúc với người dân, chúng tôi được nghe rất nhiều ý kiến bức xúc, đa phần phản ánh về nguy cơ lây nhiễm từ những bệnh nhân đến đây điều trị. Ông Ngô Hữu Tá, 56 tuổi, người dân tổ dân phố 5, cho biết: “Nhiều bệnh nhân không hiểu là đã nhập viện hay chưa nhưng thường xuyên đến nghỉ ngơi, ăn uống ngay sát cửa nhà dân, nhiều người còn nôn mửa, khạc nhổ rất mất vệ sinh”.
Bà Nguyễn Thị Yến, sống ngay đối diện trung tâm, cho biết, trước đây trung tâm là cơ quan chỉ đạo tuyến huyện, xã về công tác phòng chống lao, bệnh phổi. Tuy nhiên, mấy năm qua, chắc do bệnh nhân nhiều quá, trung tâm đã tổ chức khám, chữa bệnh ngay tại trụ sở. Bà Yến cũng cho rằng, Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao, nếu mở rộng trung tâm này tại đây thì nguy cơ lan truyền vi trùng lao đối với cư dân sẽ ngày càng cao.
Còn theo ông Nguyễn Văn Xuyên, tổ trưởng tổ dân phố số 5: “Hiện chúng tôi đang kiến nghị cơ quan chức năng sớm di dời trung tâm này ra khỏi khu dân cư, tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Dù biết rằng đội ngũ bác sĩ, y tá trong trung tâm rất vất vả nhưng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.
Chưa thể khẳng định được bệnh nhân đến trung tâm có lây bệnh ra cộng đồng hay không nhưng những phản ánh và mong muốn của người dân tại đây là hoàn toàn có lý. Trong khi đó, theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm có hiệu lực từ ngày 1/7/2008, bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các cơ quan chức năng cần vào cuộc
Nói về nội dung phản ánh của người dân, ông Đỗ Như Chinh, Giám đốc Trung tâm phòng chống lao và bệnh phổi Hà Đông, khẳng định, những phản ánh, kiến nghị của người dân thời gian qua là đúng và chính đáng.
Tuy nhiên, ông Chinh cho rằng, việc trung tâm tổ chức khám chữa cho bệnh nhân lao, bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính là căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ được giao. Bệnh nhân đến khám tại trung tâm mỗi năm lên tới vài nghìn lượt người. Họ có thể đã mắc bệnh lao nhưng trước đó chưa có chẩn đoán gì và trung tâm không có giường điều trị bệnh nhân. Còn toàn bộ số bệnh nhân mắc lao đã được chẩn đoán đều được cấp thuốc điều trị tại nhà, có sự giám sát của nhân viên y tế tuyến huyện, xã. Ông Chinh cũng thừa nhận, việc người dân đến khám bệnh đi lại, ho và nhổ đờm, máu ra vỉa hè gần khu dân cư là có thật, nhưng việc này rất khó quản lý vì ngoài tầm kiểm soát của trung tâm.
Việc xác định Trung tâm phòng chống lao và bệnh phổi Hà Đông có gây ô nhiễm môi trường và lây nhiễm mầm bệnh ra khu dân cư hay không là việc cần phải làm ngay. Trước những phản ánh của người dân, nếu hoạt động của trung tâm có lây nhiễm mầm bệnh thì cần phải di dời khẩn cấp; nếu không, cũng cần thông tin rõ để người dân bớt hoang mang.
Trước thông tin trung tâm sẽ mở rộng sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất của bệnh viện Da liễu Hà Nội (cơ sở 2), ông Chinh cho rằng, do khu này nằm sát nhà dân nên trung tâm dự kiến chỉ chuyển bộ phận hành chính sang mà thôi. Còn phòng khám, phòng điều trị ngoại trú cho bệnh nhân lao, phòng xét nghiệm vẫn hoạt động trong trụ sở cũ của trung tâm, trung tâm đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế từ nhiều năm. Do vậy toàn bộ nước thải của đơn vị và một số bệnh viện trong khu vực đã được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. |
Hải Phú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05