Bấp bênh lao động nhập cư
TP HCM là địa chỉ tìm việc quen thuộc của lao động cả nước. Gần 1.100 doanh nghiệp (DN) ở các KCX-KCN trên địa bàn TP đang sử dụng hơn 258.000 công nhân (CN). Trong đó, CN nhập cư chiếm gần 80%. Việc quản lý, tạo việc làm cho lao động nhập cư (LĐNC) chịu nhiều áp lực. Đây là vấn đề có nhiều tranh luận tại hội thảo về biến động việc làm do Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM tổ chức mới đây.
Tăng sức ép việc làm
Ở TP HCM, lực lượng LĐNC góp mặt trong nhiều lĩnh vực: dịch vụ, làm thuê, bán hàng rong, đặc biệt là CN. Phần lớn LĐNC là lao động phổ thông.
Công nhân tan ca tại KCX Linh Trung 1, TP HCM
Theo thạc sĩ Hoàng Văn Khải, Học viện Chính trị khu vực IV, do trình độ thấp nên LĐNC gặp hạn chế trong việc chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tự tạo việc làm. Họ dễ tìm được công việc giản đơn (bán hàng, bốc xếp, CN…) nhưng cũng dễ rơi vào cảnh thiếu việc làm, thất nghiệp khi DN phá sản, số lao động đổ về TP liên tục tăng.
“Do lao động tại chỗ không mặn mà với công việc nặng nhọc trong nhà máy nên lao động ngoại tỉnh trở thành nguồn cung không thể thiếu. Trong những năm tới, tình hình LĐNC ở TP sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Hằng năm, việc tiếp nhận số lượng lớn LĐNC khiến TP tăng sức ép về nhà ở, môi trường, quản lý dân cư, đặc biệt là việc làm” - ông Khải nhận định.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy, Học viện Chính trị khu vực IV, cho biết hiện có khoảng 731 DN đăng lý thang, bảng lương nhưng tỉ lệ DN trả lương tối thiểu cao hơn quy định chỉ trên 32%. Bà Thúy nhận xét: “Vì vậy, CN nhập cư dễ bỏ việc dù công ty khác chỉ trả lương cao hơn vài chục ngàn đồng. Họ có nhiều khả năng gia nhập đội quân thiếu việc làm, thất nghiệp của TP”.
Bên cạnh đó, thời gian làm thêm của nhiều CN vượt quá 30% quy định. Vẫn còn CN làm việc trong điều kiện nhà xưởng chật chội, ẩm thấp. CN nhập cư phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, sức khỏe giảm sút…
Phải có chính sách rõ ràng
Thạc sĩ Cao Ngọc Thành, Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, nêu rõ TP luôn lâm vào tình trạng thiếu lao động sau Tết do LĐNC không quay lại làm việc. Chất lượng nhân lực sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp cũng không cao do LĐNC có xuất phát điểm thấp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường lao động của TP HCM mất tính ổn định.
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020, TP HCM tập trung phát triển lao động đã qua đào tạo đạt tỉ lệ 90%. Các chuyên gia cho rằng LĐNC nên là đối tượng chính được quan tâm trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Dựa trên cơ cấu ngành nghề, nguồn gốc của người lao động, DN nên tập trung đào tạo tay nghề, kỹ năng cho CN.
Ông Trần Anh Tuấn, quyền Giám đốc Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết TP ngày càng đòi hỏi cao về tay nghề và trình độ của lực lượng lao động. Từ nay đến năm 2015, nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo của DN chiếm 75% tổng nhu cầu tuyển dụng. Ông Tuấn đề xuất: “DN nên phối hợp nhiều hơn nữa với các cơ sở dạy nghề tổ chức tập huấn, nâng cao tay nghề, tác phong công nghiệp cho CN”.
Bên cạnh đó, TP HCM cần chú trọng đến chính sách an sinh xã hội, chế độ, phúc lợi liên quan đến LĐNC. Thạc sĩ Hoàng Văn Khải khuyến nghị TP nên phát triển các khu đô thị vệ tinh để thu hút LĐNC. Ngoài ra, người sử dụng lao động cần xây dựng chế tài ràng buộc LĐNC để hạn chế tình trạng nhảy việc; có quy định cụ thể về hợp đồng lao động, đào tạo, phúc lợi để CN nhập cư yên tâm làm việc, gắn bó.
Theo Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, tháng 9-2014, TP cần 20.000 lao động. Trong đó, lao động phổ thông chiếm 35%, tập trung ở nhóm ngành dệt may - da giày, dịch vụ phục vụ, bán hàng… DN có xu hướng tuyển lao động có tay nghề, kinh nghiệm và tinh thần kỷ luật.
Nguồn NLĐO
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42