Nguy hại khôn lường từ việc sử dụng bếp than tổ ong
Loại bỏ bếp than tổ ong: Loay hoay bài toán kinh tế và sức khỏe | |
Loại bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020: Khó do thiếu chế tài |
Chỉ mất từ 100 tới 200 nghìn đồng là mỗi người có thể mang về cho mình một chiếc bếp than tổ ong vừa gọn nhẹ, vừa tiện lợi. Chính vì những ưu điểm nổi trội này nên bếp than tổ ong vẫn đang được nhiều gia đình ưa dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Theo ghi nhận của phóng viên, bếp than tổ ong hiện tại đang được dùng phổ biến trên mọi tuyến phố của Thủ đô. Từ những tuyến phố chính cho đến những con ngõ nhỏ đều xuất hiện những bếp than tổ ong đang đỏ lửa, bếp được đặt tại một ngóc ngách trong những con hẻm, được đặt trên vỉa hè, hay thậm chí là dưới cả lòng đường.
Điều đáng nói, không sợ nguy hiểm, nhiều hộ gia đình còn tiến hành đun nấu tại gần các trạm biến áp, chỗ để xe máy…
Bếp than được đun nấu ngang nhiên trên vỉa hè phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa. (Ảnh: Lương Hằng) |
Khi được hỏi về lý do sử dụng than tổ ong, chị Lê Thị Hường (phường Khâm Thiên, quận Đống Đa,) cho biết: “Tôi sử dụng bếp than tổ ong đã gần chục năm nay, trước đây bố mẹ chồng tôi cũng đã đun bếp than rất lâu rồi. Theo tôi, sử dụng bếp than tổ ong khá tiện lợi và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng gas và điện. Vẫn biết bếp than là độc hại, thế nhưng nhà không có điều kiện nên vẫn phải sử dụng hàng ngày".
Chị Nguyễn Thị Lan (đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai) cũng khẳng định sự tiện lợi và chi phí rẻ của việc sử dụng bếp than tổ ong. Theo chị Lan, hàng chục năm nay gia đình chị vẫn sử dụng bếp than tổ ong mà chưa thấy sức khỏe có ảnh hưởng gì. Vả lại, nhà chị đưa bếp ra ngoài vỉa hè nấu nên sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều do khói bụi.
Bếp than có mặt tại mọi ngóc ngách phố phường Hà Nội. (Ảnh:Lương Hằng) |
Bếp than tổ ong không chỉ có mặt tại các hộ gia đình, các khu dân cư mà còn xuất hiện dày đặt tại các cổng trường học, bệnh viện. Những tuyến phố này vào giờ tan tầm là lại dày đặc bếp than tổ ong quây kín vỉa hè, nhà nào ít thì một chiếc, nhà nào đun nấu nhiều thì phải từ 2 tới 3 chiếc lúc nào cũng đỏ lửa.
Ước tính, mỗi ngày người dân Hà Nội đốt hết hàng nghìn viên than tổ ong. Chỉ tính riêng rác thải từ xỉ than đã lên đến hàng chục tấn, đó là chưa kể đến lượng khí thải độc hại sinh ra từ quá trình đun than chính là một phần nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp cho con người.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: "Khí than tổ ong thường có chứa các khí độc như SO2, NO2, CO. Do vậy nhiều gia đình đã bị ngộ độc bởi khí than tổ ong khi đun than trong phòng kín. Bạn sẽ vô tình hít phải các loại khói độc vào trong cơ thể của mình. Điều này làm ảnh hưởng tới lá phổi. Đây cũng chính là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi, viêm phế quản và ung thư phổi. Việc đốt than tổ ong trong phòng kín có thể gây ngạt dẫn đến chết người".
Với những phụ nữ mang thai nếu thường xuyên sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói than sẽ có nguy cơ bị sẩy thai, thai bị biến dạng rất cao. Do vậy, chị em mang thai nên cẩn thận khi đun than để không ảnh hưởng tới thai nhi.
Năm nào cũng có rất nhiều bệnh nhân ngộ độc khí than phải điều trị, không ít trường hợp tử vong. Có những bệnh nhân ngộ độc khí than quá nặng do thời gian thiếu không khí và hít phải khí CO lâu quá dẫn tới mất phản xạ ở vỏ não, phải sống đời sống thực vật.
Ngoài ra, trong than còn có một số hợp chất hữu cơ phát ra khi đun ở nhiệt độ thấp, gọi là các chất hữu cơ mạch vòng, chất này có khả năng gây bệnh ung thư. Tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp đang có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư có sử dụng bếp than tổ ong".
Không thể phủ nhận được những tiện lợi từ bếp than tổ ong, thế nhưng mỗi người dân nên từ bỏ thói quen sử dụng bếp than tổ ong để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49