Nguy cơ rớt đại học của những thí sinh điểm cao
Thí sinh không mặn mà nộp hồ sơ xét tuyển ĐH trực tuyến | |
Trường cao đẳng ngóng thí sinh | |
Mong manh “điểm rơi” cao đẳng |
Nhiều ngành của Đại học Sư phạm TP HCM sau khi cộng điểm ưu tiên và môn thi chính nhân hệ số 2, nhiều thí sinh đạt trên 30 điểm nhưng vẫn có nguy cơ rớt ĐH. Cụ thể, ngành Sư phạm Hóa học chỉ có 80 chỉ tiêu, nhưng hiện đã có 81 thí sinh đạt 30,5 điểm; rất nhiều em khác đạt 30 điểm.
Các ngành khác cũng có phổ điểm cao, như Sư phạm Vật lý có 100 chỉ tiêu nhưng hiện có 109 thí sinh đạt từ 30 điểm trở lên. Ngành Sư phạm Ngữ văn 120 chỉ tiêu nhưng đã có 121 thí sinh đạt 28,08 điểm trở lên. Sư phạm tiếng Anh có chỉ tiêu tương tự thì 120 hồ sơ nộp vào từ 27,92 điểm trở lên.
Các ngành như Sư phạm Địa lý có 95 thí sinh đạt từ 27,83 điểm trở lên trong khi chỉ tiêu là 90; Sư phạm Toán 150 thí sinh đạt 27,75 điểm trở lên (150 chỉ tiêu); Sư phạm Lịch sử có 91 thí sinh đạt từ 27,08 điểm trở lên (90 chỉ tiêu)...
Nhiều thí sinh đạt điểm cao đều tập trung nộp hồ sơ vào các trường top trên dẫn đến tình trạng điểm cao vẫn có thể rớt đại học. Ảnh: Nguyễn Loan |
Tương tự, nhiều ngành học của Đại học Y dược TP HCM cũng nhận được lượng hồ sơ lớn có điểm số cao so với chỉ tiêu. Trong đó, ngành Y đa khoa có 400 chỉ tiêu, nhưng tới nay đã nhận được hơn 536 nguyện vọng đăng ký. Sau khi cộng điểm ưu tiên đã có 4 thí sinh đạt trên 30 điểm, nhiều em khác đạt điểm tuyệt đối, có 46 em đạt từ 29 điểm trở lên và có 400 nguyện vọng vào ngành này đạt 26,25 điểm trở lên.
Ngành bác sĩ Răng - Hàm - Mặt chỉ 100 chỉ tiêu nhưng hiện có 480 nguyện vọng đăng ký và đã có 100 thí sinh đạt từ 27,75 điểm trở lên. Các ngành khác như Y học cổ truyền, Y học dự phòng, cử nhân điều dưỡng... đều có số lượng lớn hồ sơ đạt từ 25 điểm trở lên.
Đại học Bách khoa TP HCM cũng nhận được lượng lớn hồ sơ có phổ điểm cao. Cập nhật đến ngày 5/8 trường đã có được hơn 2.300 nguyện vọng xét tuyển có từ 25 điểm. Trong đó phổ điểm cao tập trung ở các ngành như nhóm ngành Điện - điện tử (gần 500 nguyện vọng đạt từ 25 điểm); nhóm ngành Cơ khí - điện tử (hơn 400 nguyện vọng có tổng điểm 25 trở lên); các nhóm ngành như hóa - thực phẩm - sinh học; nhóm ngành máy tính và công nghệ sinh học cũng nhận được lượng lớn hồ sơ có phổ điểm cao.
Trước đó trường cũng đã đưa ra điểm chuẩn dự kiến tạm thời vào các ngành. Trong đó điểm chuẩn thấp nhất là 18,0; cao nhất là 21. Tuy nhiên, những ngày tới nếu lượng hồ sơ nộp vào tăng cao thì điểm chuẩn này sẽ được nâng lên.
Còn ở Đại học Luật TP HCM đến ngày 4/8 trường chỉ nhận được 965 hồ sơ nhưng số lượng hồ sơ xét tuyển đạt từ điểm 23,5 trở lên khá nhiều. Cụ thể như tổ hợp A00 (Toán - Lý - Hóa), thí sinh có điểm cao nhất là 27,82 và có 32 thí sinh đạt 23,5 điểm trở lên.
Các tổ hợp khác cũng tương tự như A01 (Toán - Lý - Tiếng Anh) có 24 thí sinh đạt từ 23,5 điểm trở lên; tổ hợp C00 (Văn - Sử - Địa) có thí sinh đạt 28,4 điểm và có 83 thí sinh đạt 23,5 điểm trở lên; còn tổ hợp D1, D3 và D6 có 17 thí sinh đạt từ 23,5 điểm trở lên. Trường này đưa ra mức điểm "sàn" nhận hồ sơ vào là từ 19.
Ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cũng có phổ điểm chung khá cao. Hiện ngành này đã có 153 thí sinh đăng ký xét tuyển, trong đó đạt điểm cao nhất là Tôn Quỳnh Lâm với 28,25; 5 thí sinh khác cùng đạt mức 27,5; thí sinh thấp điểm nhất đạt 19,5. Khối D01 có 44 thí sinh, cao nhất 25,75 điểm, thấp nhất 20,25 điểm. Khối D14 có 7 thí sinh, thấp nhất 21,75 điểm, trong khi ngành báo chí năm nay có 130 chỉ tiêu.
Nhận xét về tình hình nộp hồ sơ xét tuyển năm nay, hiệu phó một trường đại học tại TP HCM cho rằng, vì thí sinh đã biết trước điểm nên những em có điểm cao đều tập trung nộp hồ sơ vào các trường top trên. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều em điểm cao vẫn có thể rớt đại học nếu như không kịp rút hồ sơ nộp vào ngành khác trong khi đó các trường top dưới chỉ nhận được những hồ sơ có điểm ngang điểm sàn mà Bộ Giáo dục đưa ra.
Theo Nguyễn Loan/ Vnexpress
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40