Mong manh “điểm rơi” cao đẳng
Nhiều trường ĐH cho phép nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến | |
Những lưu ý mới nhất với thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ |
Nguy cơ thiếu chỉ tiêu
Ngưỡng điểm bình quân năm 2015 chỉ cao hơn năm ngoái 1 điểm, và vẫn tổ chức xét tuyển cùng đợt với các trường đại học, nhưng nhiều trường cao đẳng cho rằng, sự thay đổi trong thi tuyển và xét tuyển trong năm nay khiến các trường CĐ “đột nhiên” rơi vào thế bị động.
Mặc dù năm nay, các trường CĐ trên cả nước vẫn tuyển sinh thông qua hai hình thức xét học bạ THPT và xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thực sự thu hút thí sinh quan tâm và nộp hồ sơ. Nhiều lãnh đạo của các trường CĐ cho rằng, với điều kiện xét tuyển ĐH dễ dàng như năm nay, các thí sinh sẽ lựa chọn nộp hồ sơ vào các trường ĐH nhiều hơn. Trong khi đó, các trường CĐ và trung cấp có nhiều khả năng rơi vào tình trạng thiếu chỉ tiêu trầm trọng.
Các trường cao đẳng, trung cấp đang đứng trước nguy cơ thiếu học sinh trầm trọng. |
Nhận định trên không phải không có lý, bởi theo chia sẻ của nhiều thí sinh về mức điểm trung bình 6,5 để được xét tuyển vào ĐH là việc quá đơn giản. Thí sinh Kim Khánh (THPT Yên Hòa) cho biết, qua theo dõi một số trường ĐH lớn như Đại học Hà Nội, Đại học Thương Mại,... một số khoa có mức điểm khá khiêm tốn từ 15 - 17 điểm nên trong trường hợp khi ngành muốn học mà không đủ điều kiện thì em vẫn sẵn sàng chuyển sang những ngành khác (cũng là hệ đại học) lấy điểm thấp hơn chứ nhất quyết không chọn CĐ...”. Chị Nguyễn Thu Hương, cán bộ phòng đào tạo của một trường CĐ trên địa bàn Hà Nội, cũng cho rằng: “Với các điều kiện xét tuyển như thế, nếu có con em thì mình cũng tư vấn cho học ĐH chứ học CĐ, trung cấp làm gì”.
Bày tỏ nỗi lo ngại về nguy cơ thiếu học sinh, ông Trần Hữu Thể, Trưởng phòng Đào tạo, Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội, cho biết, mọi năm, trường vẫn có thể hi vọng vào một số lượng khoảng vài chục % chỉ tiêu theo nguyện vọng 1 thông qua quá trình thi tuyển, số còn lại xét tuyển theo kết quả thi “3 chung”. Trong khi đó, năm nay trường hoàn toàn rơi vào thế bị động, ngay cả xét học bạ cũng nằm trong tiêu chí xét tuyển của các trường ĐH thì e rằng số thí sinh rớt xuống CĐ dù có thì chất lượng cũng rất tệ...”. Cùng chung nỗi lo trên, Ths. Nguyễn Phúc Đức, Hiệu trưởng Trường CĐ Cộng đồng, cho rằng, không chỉ có lợi thế về điều kiện xét tuyển mà các trường ĐH còn tuyển quá nhiều hình thức đào tạo, từ chính quy đến liên thông, văn bằng hai…nên dù thí sinh có rơi từ nguyện vọng nọ sang nguyện vọng kia thì cũng vẫn “về tay” các trường ĐH, còn CĐ thì số lượng rất ít”.
Ông Đức chia sẻ thêm, những năm gần đây, cứ mỗi mùa tuyển sinh, các trường CĐ lại phấp phỏng nỗi lo thiếu học sinh và thực trạng này ngày một trầm trọng. “Đơn cử năm học 2013 – 2014, Trường CĐ Cộng đồng có 500 học sinh, đến năm 2014 – 2015, số học sinh theo học rút xuống chỉ còn 300 em. Đến thời điểm này, trường CĐ nào có lượng hồ sơ khoảng 50 học sinh là may mắn lắm rồi...”, ông Đức dự đoán.
Nhiều chiêu “độc” hút học sinh
Trước thực tế được dự đoán là đáng lo ngại trên, các trường CĐ ráo riết tung chiêu để thu hút học sinh. Theo Ths. Nguyễn Phúc Đức, các cán bộ, giáo viên của nhà trường đã phải trở thành những nhân viên kinh doanh, tiếp thị bất đắc dĩ. Qua tìm hiểu của phóng viên, một số trường CĐ, ĐH ngoài công lập cũng đang rậm rịch tung ra những chương trình hỗ trợ hấp dẫn để thu hút học sinh như mời chuyên gia người nước ngoài tham gia tư vấn, các mức học bổng được phân loại cho từng thang điểm của thí sinh hay các trường nghề cũng mang hết các “kỹ nghệ” ra để quảng bá hình ảnh của trường, như Trường Trung cấp Bách nghệ Hà Nội trổ tài tỉa hoa, tỉa quả; Trường Trung cấp Y - dược Hà Nội trưng bày mô phỏng hình ảnh bộ xương người, thu hút thí sinh tò mò xem, chụp ảnh lưu niệm... Tuy nhiên thực tế cho thấy, dù cố gắng để “dụ” sinh nhưng chỉ là giải pháp tạm thời bởi “mác” ĐH vẫn là đích phấn đấu của hầu hết các học sinh.
“Giải pháp lâu dài, Bộ GD-ĐT cần căn cứ cơ sở vật chất, điều kiện giảng viên mà quy định cho các trường ĐH chỉ được tuyển đúng số lượng chỉ tiêu để đảm bảo đào tạo đúng chất lượng. Bộ cần giải bài toán chồng chéo bằng cách làm quyết liệt hơn việc phân luồng đào tạo để tiến tới sau này trường ĐH chỉ đào tạo ĐH và trên ĐH, trường CĐ đào tạo CĐ, tránh để tình trạng các trường ĐH lấn sân như hiện nay”, Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ ASEAN cho biết.
Ths. Nguyễn Phúc Đức, Hiệu trưởng Trường CĐ cộng đồng, cho biết: “Hiện nay nhiều trường CĐ, trung cấp không có học sinh nên đã cho các trường ĐH thuê lại địa điểm để giảng dạy. Nguồn thu từ việc cho thuê cơ sở vật chất này vốn ít ỏi mà nhiệm vụ chính là đào tạo, giảng dạy lại không được phát huy, gây không ít khó khăn cho cán bộ, nhân viên nhà trường. Trong khi đó, học sinh theo học ở các trường ĐH này phần lớn không phải người Hà Nội nên sẽ kéo theo chi phí ăn ở...Thực tế này đi ngược lại với mục tiêu từ nay đến năm 2020, các trường ĐH, CĐ... sẽ rời ra khỏi nội thành để giảm tải mật độ sinh viên trong nội đô...” |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40