Nguy cơ bị ung thư vì polyp đại tràng
Nguy cơ ung thư đại tràng từ việc ăn thực phẩm ít chất xơ | |
Gia tăng nguy cơ mắc 11 bệnh ung thư liên quan đến béo phì | |
Thực phẩm bẩn - Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư đại trực tràng |
Theo Ths.BS Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện E: Polyp đại tràng là một khối phát triển bất thường trên bề mặt ruột già, trong lòng ruột, trong thành ruột hay bề mặt ở bên ngoài. Phần lớn, các polyp đại tràng ở dạng lành tính, nhưng một một số trường hợp polyp cứ để to không cắt sẽ gây chảy máu, tắc ruột và là nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Các bác sĩ Khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện E đang nội soi đại tràng tầm soát ung thư cho bệnh nhân. |
“Đơn cử, tại Khoa nội soi thăm dò chức năng Bệnh viện E, trung bình cứ 10 ca bệnh đến nội soi, có khoảng 4 ca có polyp hoặc bắt đầu tiến triển thành ung thư, với tỷ lệ 35 % mắc bệnh”, bác sĩ Hồng Anh cho biết.
Đáng lo ngại, dấu hiệu của polyp đại tràng rất nghèo nàn. Đa phần, bệnh nhân chỉ được phát hiện polyp khi đi khám vì có biểu hiện đi ngoài ra máu. Đây được xem là triệu chứng thường gặp nhất của polyp đại tràng. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất là bệnh nhân thấy máu tươi thành vệt hay loang ra trên khuôn phân. Tình trạng chảy máu có nhiều mức độ khác nhau nhưng thường nhẹ và vừa, cũng có những trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng thường có các biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác, nên người bệnh hay chủ quan. “Nhiều bệnh nhân đi ngoài ra máu kéo dài nhưng chỉ nghĩ mình mắc bệnh trĩ. Hoặc nhiều bệnh nhân do tâm lý ngại khám bệnh, ngại phải tẩy phân và nội soi nên thường không đi khám. Chính vì vậy, có những trường hợp, bệnh nhân đến khám khi khối u đã quá to, phải cắt bỏ hậu môn, lắp hậu môn giả”, bác sĩ Hồng Anh phân tích.
Bởi vậy, mọi người nên chú ý những thay đổi của cơ thể, để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Theo bác sĩ Hồng Anh, đối với ung thư đại tràng, mọi người nên chú ý những thay đổi của thói quen đại tiện hàng ngày. Nếu bệnh nhân khi táo bón, khi bị đi ngoài phân lỏng hoặc xen kẽ cả 2 biểu hiện trên, thì cần nghĩ ngay đến ung thư đại tràng và nên đi kiểm tra sớm. Ngoài ra, một số biểu hiện dễ nhầm lẫn khác như: đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân,…là những dấu hiệu bệnh hay gặp nhưng dễ bị bỏ qua.
Bác sĩ Vũ Hồng Anh đang thăm, khám và tư vấn điều trị cho bệnh nhân. |
Ngoài ra, người bị ung thư đại tràng còn có các dấu hiệu bệnh như: thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, xét nghiệm thấy giảm hồng cầu, huyết sắc tố hoặc gầy sút, suy nhược cơ thể. Những biểu hiện bệnh trên là do khối u trong đại tràng chảy máu, gây mất máu và khối u tiêu thụ một nguồn lớn dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Được biết, cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây polyp đại tràng, ung thư đại tràng. Nhưng theo bác sĩ có thể kể đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư đại tràng như: chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều chất béo, thịt nướng, thịt đỏ, ăn ít chất xơ và hút thuốc lá,…
Bởi vậy, để phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả, bác sĩ Hồng Anh khuyến cáo mọi người cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về đường tiêu hóa. Và nội soi là một trong những cách phát hiện bệnh về đường tiêu hóa đơn giản và hiệu quả nhất. Đối với những người trên 40 tuổi thì nên nội soi đại tràng để tầm soát ung thư. Sử dụng test thử phân để kiểm tra vì polyp gây chảy máu tiềm ẩn trong phân. Về sinh hoạt, mọi người nên có chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, đối với những người, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng thì cần theo dõi và tầm soát các khối polyp để ngừa ung thư hóa. “Những trường hợp bệnh nhân đã từng cắt polyp đại tràng, thì cũng nên nội soi lại để kiểm tra. Bởi thông thường 3 năm sau khi cắt polyp khả năng tái phát là 25 – 30%. Và một số polyp có thể xuất hiện trong quá trình nội soi nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ và một số khác hình thành sau này”, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện E cho biết thêm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05