Ngoại thành Hà Nội trong dịch Covid-19: Nơi cửa hàng đóng im lìm, nơi tấp nập
Hà Nội: Siêu thị từ chối phục vụ khách hàng không đeo khẩu trang | |
Giá thực phẩm ổn định, bán hàng online tăng đột biến | |
Nhiều siêu thị, cửa hàng ghi điểm vì sử dụng lá chuối để gói rau |
Tại khu vực ngoại thành Hà Nội, đa phần người dân đều đồng tình với chủ trương của Thành phố, đồng thời thực hiện việc tạm dừng kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu để phòng dịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa điểm kinh doanh, quán ăn, quán nước mở cửa... dù cho lượng khách ghé đến tương đối ít ỏi.
Trước yêu cầu của Thành phố, nhiều cơ sở kinh doanh đã tạm dừng hoạt động. Ảnh: Giang Nam |
Theo ghi nhận thực tế của người viết trên địa bàn các khu vực ngoại thành như Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức… ngay từ sáng sớm, các lực lượng chức năng như Công an huyện, xã, trưởng thôn… đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền về chủ trương, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người và rửa tay thường xuyên… nhờ công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng nên ý thức người dân về phòng chống dịch bệnh được nâng cao.
Tại các huyện này, dù là khu vực ngoại thành song nhiều quán cà phê, quán ăn, nhà hàng đều đã thu dọn đồ đạc, dọn dẹp quán và tạm dừng hoạt động kinh doanh nhằm chung tay cùng Thành phố phòng, chống dịch Covid-19. Các tấm bảng thông báo đóng cửa được dán lên và cũng chưa có thông báo chính thức về thời gian hoạt động trở lại.
Tại xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), dù lực lượng chức năng đã vào cuộc tuyên truyền cơ sở kinh doanh tạm thời đóng cửa để phục vụ công tác phòng chống dịch thì siêu thị Điện máy Xanh nằm ngay mặt đường 21B vẫn mở cửa. Ảnh: Giang Nam |
Quán cơm, phở và hàng nước vẫn mở cửa chào đón thực khách. Ảnh: Giang Nam |
Ông Nguyễn Văn Xương (huyện Ứng hòa) kinh doanh quán ăn cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, nắm bắt được chỉ đạo của Chủ tịch thành phố Hà Nội không chỉ riêng ông mà hầu hết người dân và các cơ sở kinh doanh đều đồng thuận.
Ông Xương cho rằng, nếu mỗi người dân đều góp công sức và ý thức được trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng thì dịch Covid-19 sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.
Tuy nhiên, ngoài những hộ kinh doanh chấp hành tốt chủ trương như ông Xương, theo ghi nhận của Lao động Thủ đô, nhiều điểm kinh doanh các mặt hàng không thiết yêu như quần áo, điện thoại… vẫn còn hoạt động dù lượng khách cũng thưa thớt nhiều so với trước.
Tại huyện ứng Hòa, khu vực qua thị trấn Vân Đình, nhiều hàng quán vẫn hoạt động bất chấp dịch bệnh. Ảnh: Giang Nam |
Cụ thể, tại xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), dù xung quanh nhiều cơ sở kinh doanh đã tạm thời đóng cửa để phục vụ công tác phòng chống dịch thì siêu thị Điện máy xanh nằm ngay mặt đường 21B vẫn mở cửa hoạt động. Cũng trên trục đường 21B, khu vực ngã ba Ngọc Đình, quán cơm phở và hàng nước vẫn tấp nập hoạt động phục vụ thực khách.
Tại huyện Mỹ Đức, nhiều cửa hàng kinh doanh vẫn mở cửa. Ảnh: Giang Nam |
Tương tự, tại huyện Ứng Hòa, nơi có đường 21B chạy qua, một số cơ sở kinh doanh ăn uống như cháo vịt, vịt nướng vẫn hoạt động nhộn nhịp bất chấp những diễn biến phức tạp từ dịch bệnh. Còn tại huyện Mỹ Đức, dọc trên phố Đại Đồng, thị trấn Đại Nghĩa nhiều cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm, điện thoại, chăn ga gối đệm… vẫn mở cửa hoạt động.
Thực hiện Thông báo số 122/TB-VPCP ngày 24/3/2020 của Văn phòng Chính phủ, căn cứ tình hình thực tiễn diễn biến Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị yêu cầu Giám đốc các sở ngành, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận huyện tuyệt đối không được chủ quan với dịch. Trong đó, Thành phố yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết như: dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, sân vận động, các môn thể thao đông người... để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám hiếu, hỷ, giỗ, liên hoan sinh nhật, gặp mặt đông người khác; khuyến khích người dân ở nhà, làm việc, học tập trực tuyến qua công nghệ thông tin, truyền hình... Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các hoạt động có tập trung đông người... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01