Nghịch lý tiền lương và chi phí xe công
![]() | Đại biểu trăn trở về kinh tế, xã hội nước nhà |
![]() | Giảm bớt hội họp, tiêu xài là có tiền tăng lương |
![]() | Thu hồi tài sản từ tham nhũng chưa tương xứng |
![]() | Cho ý kiến về kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII |
![]() |
Nhiều xe công đang được sử dụng lãng phí |
Theo công bố của Bộ Tài chính hiện cả nước có đến 40 ngàn xe công, với chi phí bình quân khoảng 320 triệu đồng/xe/năm (lương lái xe, xăng xe, bảo trì bảo dưỡng xe...) mỗi năm ngân sách Nhà nước phải chi khoảng 12.800 tỷ đồng cho việc vận hành số xe này. Đây là số tiền không nhỏ trong điều kiện ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn.
Điều đáng nói hơn, dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định liên quan đến mua sắm, sử dụng xe công, song việc sử dụng xe công vẫn rất lãng phí. Quy định một đằng thực hiện một nẻo. Ví như chỉ có các chức danh bí thư, chủ tịch tỉnh, thành phố, bộ trưởng, hàm bộ trưởng mới được sử dụng xe công đưa đón, nhưng trên thực tế nhiều bí thư, chủ tịch quận, huyện cũng đã sử dụng xe đưa, xe đón từ nhà đến nơi làm...
Gần 13 ngàn tỷ, một con số lớn chỉ để sử dụng vào việc vận hành xe công, trong khi trong vòng 2-3 năm qua Nhà nước vẫn loay hoay “tìm” khoảng vài chục ngàn tỷ cho việc tăng lương cơ bản nhưng vẫn chưa có. Và tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng một lần nữa thông báo: “Ngân sách năm 2016 khó có khả năng điều chỉnh cho việc tăng lương”.
![]() |
ĐB Đỗ Mạnh Hùng cho rằng khoán xe công sẽ tiết kiệm hơn |
Trao đổi về vấn đề trên ĐB Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội cho biết, cá nhân ông hiện đang nhận khoán tiêu chuẩn xe công với mức kinh phí 10 triệu đồng/tháng. Việc nhận khoán xe, theo ông nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đối với công việc. Khoán xe cũng thoải mái, chủ động, không nhất thiết cần phải có một xe công phục vụ riêng.
Và nếu so sánh chi phí tài chính, giữa mức khoán 10 triệu đồng/tháng cho người nhận khoán xe và mức chi phí 320 triệu đồng/xe/năm với người chọn xe công phục vụ, ĐB Hùng cho rằng nhìn chung, không chỉ riêng cá nhân ông, các cán bộ nhận khoán xe ở các cơ quan của Quốc hội đều thấy là việc này lợi cho ngân sách rất nhiều.
![]() |
Đa số công chức, viên chức hiện nay gánh nặng dịch vụ, phí đang đè lên vai họ |
Đời sống nhân dân đang khó khăn, cộng đồng DN cũng đang oằn mình để lo tăng lương tối thiểu cho người lao động; những người về hưu, cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương ngân sách đang chờ tăng lương để cải thiện đời sống mà ngân sách không có khả năng, trong khi đó, xe công vẫn lãng phí thì thật khó chấp nhận.
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp
Sự kiện 01/04/2025 12:18

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách
Sự kiện 01/04/2025 07:13

Hành trình khẳng định thương hiệu
Sự kiện 01/04/2025 06:25

32 năm chuyện của chúng tôi
Sự kiện 31/03/2025 22:05

Niềm vui mỗi lần nhận giải
Sự kiện 31/03/2025 19:54

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...
Sự kiện 31/03/2025 17:21

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
Sự kiện 31/03/2025 15:40

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới
Sự kiện 30/03/2025 21:57

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sự kiện 29/03/2025 15:56

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã
Sự kiện 29/03/2025 09:47